Tạo Thế Chân Kiềng Phát Triển Cà Phê Tây Nguyên
Cà phê là cây trồng chủ lực, đưa lại thu nhập chính cho người dân các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay, vườn cà phê tại Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già cỗi cần được tái canh. Để thực hiện việc này đòi hỏi nguồn vốn lớn...
Cà phê đang chờ vốn
Sản xuất cà phê là một thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng, chiếm trên 60% giá trị sản xuất nông nghiệp và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh. Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Sơn cho biết, tổng diện tích cà phê của tỉnh năm 2012 đạt 145.735ha, chiếm khoảng 26% diện tích và 28% về sản lượng cà phê cả nước. Tuy nhiên phần lớn diện tích cà phê của tỉnh trong độ tuổi từ 10-15 năm (chiếm 62,3%); từ 15-20 năm chiếm khoảng 10,5%, trên 20 năm chiếm 11,8%. Đặc biệt, có khoảng 10.000-20.000ha bị sâu bệnh nặng, cho năng suất thấp.
Nông dân Bùi Đức Tiết ở xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho biết, vườn cà phê với diện tích 1,25ha của gia đình ông được trồng từ năm 1988. Trước năm 2007, năng suất đạt từ 5 - 6 tấn/ha nên lãi có thể lên đến 40%. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay vườn cà phê của gia đình vào giai đoạn già cỗi, bị ve sầu gây nhiễm khuẩn khiến bộ rễ của cây bị thoái hóa không phát triển được, thu nhập từ vườn cà phê giảm sút nghiêm trọng. Gia đình ông đang rất cần vốn để đầu tư tái canh.
Việc tái canh, trồng mới những diện tích cà phê già cỗi, sâu bệnh đang được nhiều địa phương ở Tây Nguyên đặc biệt quan tâm. Riêng tỉnh Lâm Đồng, kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013-2015 là 22.982ha, kinh phí thực hiện khoảng 4.428,3 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân hàng chiếm 70%, vốn đối ứng của người dân chiếm 30%. Điều này cho thấy, nguồn vốn tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc hồi sinh và phát triển cây cà phê tại mảnh đất Tây Nguyên này.
Ba nhà cùng ra quân
Ngân hàng NNPTNT Việt Nam (Agribank) đã được chọn là đơn vị cung cấp tín dụng cho chương trình đầu tư trồng, chăm sóc, tái canh cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên và chương trình đã được triển khai mạnh. Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến khẳng định, Agribank đã khẩn trương thực hiện cam kết chương trình đầu tư trồng, chăm sóc, tái canh cây cà phê theo cam kết tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 2 năm 2013 với tinh thần trách nhiệm cao. Việc thực hiện nhanh cam kết của Agibank đã tạo niềm tin, sự phấn khởi cho bà con nông dân tỉnh Lâm Đồng trong phát triển diện tích cà phê.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh, với việc vào cuộc của 3 nhà (Nhà nước - nhà nông - nhà băng), chắc chắn gói tín dụng 3.000 tỷ đồng của Agribank phục vụ cho tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sẽ thành công, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực.
Trong khi đó, Giám đốc Agribank chi nhánh Lâm Đồng Nguyễn Văn Chiểu đề nghị chính quyền địa phương cần khẩn trương triển khai thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất đối với các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sắp hết hạn. Sớm xúc tiến xây dựng kho ngoại quan, đồng thời xây dựng quỹ bình ổn giá cà phê, triển khai mua tạm trữ cà phê (như tạm trữ lúa gạo) bảo đảm lợi nhuận 30% cho người trồng cà phê khi vào mùa vụ thu hoạch và giá cà phê xuống thấp... Đặc biệt, tạo điều kiện để Agribank được tiếp cận các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc, Bảo hiểm xã hội... giúp Agribank có được nguồn vốn rẻ đầu tư cho nông dân.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định: Triển khai hỗ trợ tín dụng để tái canh cây cà phê trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng, NHNN đã lựa chọn Agribank là ngân hàng chủ lực để triển khai gói tín dụng với tổng trị giá khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng, thực hiện từ nay đến năm 2016.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi nhận được báo cáo từ các tỉnh khẳng định có thực trạng như báo NTNN nêu, Bộ NNPTNT đã lập tức chỉ đạo địa phương phải xử lý nghiêm túc tình trạng người ào ạt phá rừng, phá vườn để đào ao nuôi tôm.
Để nâng cao hiệu quả khai thác, trong các chiều biển, thời gian gần đây nhiều hộ ngư dân ở huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã chủ động chuyển đổi nghề sang khai thác sam biển, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
“Chúng tôi tự hào là những người trồng chè có tiếng trong vùng, nhưng mấy năm gần đây, do yêu cầu của thị trường về sản phẩm chè sạch, chè có phẩm cấp cao, việc chế biến thủ công truyền thống đã không thể đáp ứng nổi yêu cầu này nên giá bán ra thị trường thấp.” Một nông dân cho biết.
Dễ nuôi, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, lại có thu nhập cao nên mô hình nuôi lươn không bùn đang được nhiều bà con nông dân theo đuổi.
Hiện nay, mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ sinh học đang được mở rộng trên toàn quốc vì đây là mô hình thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng, an toàn cho người tiêu dùng và không hại đến môi trường. Tại huyện Bình Đại, diện tích trồng rau an toàn đang dần được mở rộng, đặc biệt hai xã Châu Hưng và Phú Long là 2 xã tiên phong trong phong trào chuyển đổi canh tác trồng rau theo hướng hữu cơ sinh học, đem lại an toàn và lợi nhuận cho người dân.