Bắc thêm nhịp nối cổ vũ hàng Việt
Sáng 11.10, Hội chợ sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội đã chính thức bế mạc sau hơn 3 ngày hoạt động nhộn nhịp.
Đây là hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm của ngành nông nghiệp Hà Nội, khẳng định thế mạnh của các sản phẩm nông nghiệp Thủ đô.
Các sản phẩm nông sản đưa vào giới thiệu tại Hội chợ đều là những sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, được chứng nhận và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, đây cũng là dịp để người dân Thủ đô có cơ hội được nghiên cứu, tìm hiểu, nhận biết thế nào là nông sản sạch đáp ứng vệ sinh ATTP, có chất lượng cao để người Việt ngày càng tin yêu hàng Việt.
Gần 2 vạn khách đến tham quan, mua sắm, tìm hiểu về các tiến bộ KHKT, các giống mới, sản phẩm có thương hiệu,...
Ông Nguyễn Văn Chí - Phó trưởng ban tổ chức, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp Hà Nội cho biết:
"Hội chợ đã diễn ra thành công với nhiều hoạt động sôi nổi như trưng bày giới thiệu sản phẩm, ký kết giao thương giữa các đơn vị. Hội chợ năm nay có 220 gian hàng tập trung giới thiệu sản phẩm mới về giống, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề chất lượng cao".
Trong khuôn khổ diễn ra Hội chợ có 22 biên bản thỏa thuận, hợp đồng hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp được ký kết.
Trong đó có 1 hợp đồng hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, 8 hợp đồng trong lĩnh vực cung ứng vật tư đầu vào và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, 12 hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Tổng giá trị các hợp đồng kinh tế mua bán, cung ứng, chuyển giao, liên kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm đạt 172 tỷ đồng và hợp đồng trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư đạt khoảng trên 600 tỷ đồng.
Điển hình trong các thỏa thuận, hợp đồng được ký kết là hợp tác giữa Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội với Công ty TNHH Ba Huân.
Theo đó, Trung tâm sẽ hỗ trợ công ty tìm kiếm địa điểm, tiếp cận cơ chế chính sách để xây dựng nhà máy xử lý trứng gia cầm công nghệ cao tại Hà Nội với tổng giá trị 90 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ hỗ trợ công ty tìm vùng nguyên liệu trứng, xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm tại khu vực phía Bắc với công suất giai đoạn 1 là 200 triệu quả/năm, trị giá 600 tỷ đồng…
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền và Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ trao giấy khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc.
Anh Nguyễn Quốc Huy, GĐ Công ty TNHH Thiết bị - dụng cụ chăn nuôi vui mừng chia sẻ:
"Là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên việc truyền thông cho các sản phẩm của công ty còn hạn chế, Hội chợ lần này chính là cơ hội để sản phẩm của công ty được biết đến nhiều hơn trên thị trường.
Đã có rất nhiều các chủ trang trại khi tới tham quan hội chợ đã ghé vào gian hàng của mình,nhờ đó công ty mình cũng đã ký được một số dự án trong tương lai gần nhờ sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng".
Theo số liệu BTC cung cấp, tổng doanh thu bán sản phẩm hàng hóa tại hội chợ đạt gần 20 tỷ đồng. Đã có 27 hợp đồng được ký kết với tổng giá trị là trên 3 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân 2 xã An Nhơn và Triệu Hải của huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) đang tiếp cận nghề nuôi cá chẽm với những thành công bước đầu. Đây là giống cá nuôi sống được trong cả 3 môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt, mang lại những lợi nhuận ổn định cho kinh tế hộ gia đình.
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thông báo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 theo 3 đợt.
Năm qua là một năm đại thắng lợi của con tôm thẻ chân trắng. Trên đà đó, tôm thẻ tiếp tục được phát triển mạnh ở ĐBSCL và đang tiếp tục át vía tôm sú, kể cả ở những nơi chưa cho phép nuôi loại tôm này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng không thể bỏ tôm sú bởi nó vẫn có giá trị lớn.
Từ đầu tháng 12.2013 đến nay, giá gỗ nguyên liệu keo, bạch đàn trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục tăng, hiện đang ở mức 1,15 - 1,2 triệu đồng/tấn; tăng 300 - 400 ngàn đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giá gỗ nguyên liệu tăng mạnh là do các nhà máy dăm trong tỉnh cạnh tranh mua nguyên liệu, đẩy giá lên cao.
Là một trong những người đầu tiên mang loại dừa xiêm Mã Lai về trồng tại vùng đất Lê Minh Xuân, anh Lê Minh Đức (sinh năm 1973, ngụ ấp 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện đang “sống khỏe” nhờ loại cây này.