Tạo Sức Bật Cho Nông Dân Từ Dự Án Cạnh Tranh Nông Nghiệp
Mặc dù chỉ hơn 1 năm tham gia Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP), nhưng bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong các hoạt động sản xuất của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTX NN) Tân Bình (huyện Thanh Bình). ACP đã có những tác động rõ nét trong việc thay đổi tập quán canh tác của nông dân, góp phần tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Năm 2013, Dự án cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng thế giới tài trợ đã mở ra một bước ngoặc mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX NN Tân Bình. Với mục tiêu nâng chất lượng nông sản, giảm thất thoát sau thu hoạch, khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tồn trữ và tiêu thụ, nhằm tăng thêm thu nhập cho người nông dân, dự án cạnh tranh nông nghiệp tài trợ cho HTX 8 tỷ đồng ở các hạng mục: chuyển giao kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ quản lý HTX, hỗ trợ máy gặt đập liên hợp, máy trang phẳng công nghệ lazer, lò sấy lúa, kho tồn trữ. Trong đó, HTX đối ứng 1,8 tỷ đồng để mua đất và nâng cao mặt bằng.
Với nhiều HTX hiện nay, việc đầu tư máy móc, trang thiết bị hỗ trợ sản xuất, nhà sơ chế, kho chứa để bảo quản nông sản cho nông dân đang là vấn đề khó khăn.
Với những hỗ trợ thiết thực, dự án ACP không những là đòn bẩy giúp HTX NN Tân Bình vươn lên trong giai đoạn kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, mà còn là nguồn sức mạnh giúp nông dân đủ tự tin để phát triển sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế hội nhập.
Hiện tại, cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch được HTX NN Tân Bình sử dụng khá phổ biến và hiệu quả. Ngoài chiếc máy gặt đập liên hợp hiệu Kubota DC - 60 mà dự án đã hỗ trợ, hiện tại HTX cũng sở hữu thêm 3 máy gặt đập liên hợp do Nhật Bản sản xuất, đảm bảo 100% nhu cầu của bà con xã viên trong HTX khi vào mùa thu hoạch.
Với mục tiêu giúp nông dân tăng khả năng cạnh tranh trong sản xuất, dự án ACP hỗ trợ tập huấn cho hơn 1.600 lượt học viên tham gia áp dụng mô hình 1 phải 5 giảm trên đồng ruộng.
Theo đánh giá, việc vận dụng mô hình “1 phải 5 giảm” đã giúp cho nông dân ở HTX giảm chi phí đầu vào, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV); vụ lúa đông xuân 2014 ruộng áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm”, lợi nhuận cao hơn ngoài mô hình là 932 nghìn đồng/ha.
Hiện nay, trên 650ha lúa hè thu của HTX NN Tân Bình đang vào mùa thu hoạch, toàn bộ lúa của HTX được Công ty Lương thực Đồng Tháp bao tiêu với giá cao hơn thị trường từ 150 - 200/kg. Điều này đã tạo sự yên tâm và phấn khởi cho nhiều nông dân.
Bên cạnh những nội lực, HTX vẫn còn không ít khó khăn. Vấn đề HTX quan tâm nhất hiện nay là việc sơ chế lúa cho nông dân. Với 650ha, sản lượng bình quân mỗi vụ ước khoảng 3.600 tấn lúa nhưng hiện tại công suất của lò sấy là 40 tấn/mẻ, không đáp ứng được nhu cầu.
Do đó, trong thời gian tới, ngoài lò sấy lúa dự án đã hỗ trợ, HTX NN Tân Bình dự kiến sẽ xây dựng thêm lò sấy mới để kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã viên. Đây là nguyện vọng và cũng là nhu cầu bức thiết của bà con xã viên đối với Ban Quản trị HTX.
Dự án cạnh tranh nông nghiệp góp phần làm chuyển đổi về mặt nhận thức của đông đảo nông dân tham gia, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận sản xuất. Song, để duy trì và phát huy sâu rộng hiệu quả của dự án, HTX cần có những sách lược phát triển lâu dài, nông dân cần nhạy bén hơn trong vấn đề tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phan Công Chính, Giám đốc HTX NN Tân Bình cho biết: “Đây là cơ hội lớn và là thách thức không nhỏ đối với HTX. Nhưng tôi nghĩ, sẽ không có việc gì khó, nếu các thành viên đồng tâm hiệp lực”.
Có thể bạn quan tâm
Do tình hình thời tiết năm nay nắng hạn kéo dài, nguồn nước bị nhiễm mặn đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo sạ lúa Hè Thu, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã gieo sạ được 298.857 ha, đạt 99,23% kế hoạch, đã thu hoạch được 87.845 ha, đạt 29,39% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân ước đạt 58,8 tạ/ha.
Những năm qua tỉnh An Giang luôn chú trọng xây dựng và hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị lúa gạo, thực hiện mô hình “cánh đồng lớn”. Trong suốt quá trình thực hiện, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh lương thực tham gia xây dựng vùng nguyên liệu; kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào tham gia mô hình; vận động nông dân hợp tác sản xuất theo các HTX hoặc THT để liên kết với doanh nghiệp.
Những năm qua, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) tập trung thực hiện chuyển dịch sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đưa sản xuất nông nghiệp ở địa phương có bước phát triển mới.
Theo thống kê, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có gần 23.700ha chuyên canh xoài, với sản lượng gần 299.300 tấn/năm. Tuy nhiên, do thu hoạch tập trung nên phần lớn sản lượng chỉ phục vụ ở thị trường nội địa, do đó giá trị kinh tế mang lại vẫn chưa xứng với tiềm năng vốn có của cây trồng này.
Ruộng dưa hấu sử dụng phân bón Phú Mỹ có tỷ lệ cây sinh trưởng, chiều dài thân, số lá, chiều cao quả dưa, đường kính quả dưa, trọng lượng trái bình quân, đường kính ruột quả cao hơn hẳn so với ruộng dưa đối chứng.