Thực hiện thành công 2 vùng nuôi áp dụng VietGAP ở Mỹ Xuyên

Tham quan mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP ở Mỹ Xuyên.
Đây là 1 trong số 2 tổ hợp tác ở huyện Mỹ Xuyên triển khai áp dụng VietGAP ở xã Hòa Tú 1 và xã Ngọc Đông. Kết quả triển khai cho thấy tỉ lệ nuôi tôm đạt hiệu quả trên 80% nên nông dân rất phấn khởi.
Xây dựng vùng nuôi áp dụng VietGAP nằm trong tiểu hợp phần dự án phát triển đa dạng sinh học vùng tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên.
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ nông dân về kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ thiết bị kiểm tra nguồn nước, kiểm tra chất lượng giống.
Thành công của vùng nuôi VietGAP sẽ được ngành chuyên môn rút kinh nghiệm, nhân rộng để người dân tiếp tục áp dụng thực hiện toàn vùng.
Sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm nước lợ, bà con tập trung lắp lại vụ lúa trên nền ao nuôi tôm, tránh ô nhiễm môi trường và cắt đứt mầm bệnh sau vụ nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm 2012 và 2013, diện tích cây atiso của huyện Sa Pa duy trì 32 ha, tập trung chủ yếu tại khu vực thị trấn và một số xã lân cận.

Từ kết quả, ngành nông nghiệp khuyến cáo các nhà vườn tích cực ứng dụng các biện pháp phòng trừ đúng cách, ngăn chặn sâu đục trái bưởi bùng phát trở lại.

Theo tập tục canh tác từ xưa, người Dao ở Khuổi Đác, xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) chỉ biết phát đồi làm nương trồng ngô chứ không biết làm ruộng.

Chương Mỹ có diện tích đất nông nghiệp được dồn điền đổi thửa (DĐĐT) lớn nhất thành phố. Cũng nhờ DĐĐT, bà con đã có những mùa vàng bội thu.

Những năm trước Bùi Văn Đạt (thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) vẫn đi làm thuê, cuốc mướn khắp nơi. Trong một lần sang huyện Tuy Đức đào khoai thuê, anh chứng kiến cảnh nườm nượp người đến mua dây, mua củ.