Gần 192 ha nuôi tôm bị thiệt hại hoàn toàn do nhiễm bệnh
Con số này chiếm 21% trên tổng diện tích hơn 900 ha thả nuôi tôm trên địa bàn toàn tỉnh.
Riêng trong tháng 9, Khánh Hòa có 21 ha đìa mới vừa thả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ 2 đã bị mất trắng.
Nguyên nhân do tôm nhiễm bệnh EMS, hoại tử gan tụy và đốm trắng.
Những tháng cuối năm 2015, nghề nuôi tôm tiếp tục gặp khó do diễn biến bất thường của thời tiết, do đó ngoài việc tuân thủ lịch thời vụ theo khuyến cáo của ngành chức năng, người nuôi cần thả giống với mật độ vừa phải nhằm hạn chế thất thoát khi mưa lũ xảy đến.
Có thể bạn quan tâm
Ông Huỳnh Văn Thế vừa đi vòng quanh ao cá tra vừa nói, mua được giống tốt chỉ nuôi 8 tháng, còn gặp giống xấu phải 12 tháng mới thu hoạch. “Chục năm trước chỉ nuôi 5-6 tháng đã thu hoạch. Giống cá ngày càng xấu, chẳng biết vì sao?”, ông thở hắt ra.
Theo một số nông dân, nguyên nhân hom mía giống tăng giá là do nguồn cung (chủ yếu từ Cù Lao Dung, Sóc Trăng và Gò Quao, Kiên Giang) bị hạn chế. Do giá mía mấy năm qua liên tục giảm, nông dân bị thua lỗ nên nhiều người đã chuyển đổi qua cây, con khác, trong đó có cả những hộ chuyên làm mía giống.
2014 là một năm đầy thử thách với Cty TNHH MTV Tư vấn & đầu tư phát triển ngô. Nhập khẩu ngô hạt đầu năm nhiều khiến tiêu thụ ngô trong nước chậm, ảnh hưởng đến tâm lý người SX ngô. Sự biến động bất thường của thời tiết trong vụ xuân ảnh hưởng lớn đến năng suất thực thu.
Chuẩn bị cho nguồn hàng dịp tết Nguyên đán 2015, gia đình anh Trịnh Tiến Phong, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đang khẩn trương chăm sóc, chú ý tới vấn đề kỹ thuật, tận dụng các nguồn thức ăn để đàn gà đạt trọng lượng 1,5- 2kg/con vào dịp tết.
Cũng theo ông Ngàn, mặt thuận lợi nữa là năm nay người dân trồng bưởi đều được các cán bộ kỹ thuật địa phương xuống tận nơi hướng dẫn áp dụng KHKT mới trong chăm sóc bưởi, nhất là cách bón phân, phun thuốc điều độ để giảm chi phí, giúp tăng lợi nhuận tối đa.