Tảo độc lại xuất hiện ở một số vùng nuôi tôm hùm

Theo Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Miền Trung, hiện môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên xuất hiện một số loài tảo độc.
Loài tảo độc Nitzschia sp xuất hiện tại các vùng nuôi ở TX Sông Cầu gồm phường Xuân Thành với mật độ 24.000tb/lít, xã Xuân Phương với mật độ 270.000tb/lít. Loài tảo độc Chaetoceros sp xuất hiện tại xã Xuân Phương với mật độ 67.500tb/lít và tại xã An Hòa (huyện Tuy An) với mật độ 3.750tb/lít. Nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm nước lợ ở xã An Ninh Đông (huyện Tuy An) có COD vượt giới hạn cho phép và mật độ vi khuẩn vibrio cũng vượt giới hạn cho phép tại các vùng nuôi thủy sản Phú Dương (xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu), xã An Hòa (huyện Tuy An).
Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản miền Trung khuyến cáo người nuôi cần sử dụng ao lắng, hạn chế lấy nước trực tiếp, sử dụng vôi và các chế phẩm sinh học để xử lý nước. Đối với các vùng nuôi tôm hùm ở Phú Dương và An Hòa có mật độ vi khuẩn vibrio cao, người nuôi cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, sử dụng thức ăn hợp lý và bổ sung các loại vitamin C, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tôm.
Hiện hầu hết vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh đều xuất hiện một số loại tảo độc gây suy giảm chất lượng nước và có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của tôm hùm nuôi. Người nuôi cần thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời, tăng cường kiểm soát lượng thức ăn và thu gom, xử lý chất thải xa khu vực nuôi để phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước, ngăn ngừa tảo độc phát triển. Theo dự báo, nhiều vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh từ nay đến cuối tháng 8/2015, chiều tối có mưa rào, người nuôi tôm nước lợ cần duy trì mực nước trong ao trên 1,2m, rải vôi xung quanh ao nuôi khi có dấu hiệu mưa và tăng cường quạt nước trong những ngày nắng gắt.
Related news

Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.

Anh Ma Khánh Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung chia sẻ: Con đường này đã được mở rộng và dễ đi hơn rất nhiều so với trước. Bây giờ có thể đi xe máy, xe đạp vào bản chức không như những năm 2003, 2004, 2005, muốn vào đây phải đi bộ men theo con đường mòn lởm chởm đá dài tới 5km, mất cả mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi.

Hiện giá bán lẻ mật ong rừng lên tới 600.000đ/lít, còn bỏ mối cho các điểm mua số lượng lớn giá dao động trên dưới 400.000đ/lít. Ngoài ra, nhộng, sáp ong cũng có giá 300.000đ/kg. Theo ông Sơn, mỗi chuyến đi từ 2 đến 3 ngày sẽ thu được từ 5 đến 10 kg tảng ong thô, vắt bán hết mật, sáp cũng mang lại thu nhập vài triệu đồng mỗi chuyến.

Năm nay gia đình ông đã đầu tư vào vườn cà phê khoảng 20 triệu đồng/ha cho phân bón, thuốc trừ sâu, điện… chưa kể công chăm sóc và công thu hoạch. Hiện tại, giá cà phê ở mức 38 ngàn – 40 ngàn đồng/kg cà phê nhân, 6 ngàn – 8 ngàn đồng/kg cà phê tươi, nên vườn cà phê của ông có thể cho thu về khoảng 40 triệu đồng.

Năm 2014, Trung tâm được giao 2 chương trình tham gia Hội chợ Foodex Nhật Bản (tháng 3) cho 14 DN và Hội chợ SIAL Pháp (tháng 10) cho 16 DN. Hầu hết các DN tham gia gian hàng tại các chương trình trên đều đánh giá cao công tác tổ chức tương đối chuyên nghiệp của Trung tâm.