Tăng thu nhập nhờ kỹ thuật mới
Áp dụng kỹ thuật mới cho thu nhập cao
Một trong những nông dân (ND) thành công trong sản xuất nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) ở Đồng Nai là ông Đoàn Trung Ngọc, xã Hưng Thịnh (Trảng Bom). Với 8ha vườn thanh long, ông Ngọc đã thiết kế hệ thống tưới phun sương tiết kiệm nước, giảm chi phí nhân công. Ông Ngọc học, áp dụng kỹ thuật này từ những lớp khuyến nông hay trao đổi kinh nghiệm do Hội ND tổ chức. “Không chỉ mở lớp chuyển giao tiến bộ KHKT, thông qua các nguồn vốn, Hội ND các cấp còn hỗ trợ kinh phí để ND mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp” - ông Ngọc cho hay.
Việc áp dụng KHKT trong sản xuất đã giúp năng suất thanh long của ông Ngọc đạt 40 tấn/ha. Mỗi năm vườn thanh long nhà ông Ngọc cho doanh thu khoảng 2 tỷ đồng.
Áp dụng hệ thống tưới phun sương cho cây sầu riêng cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Nguyễn Văn Tân, xã Xuân Bảo (Cẩm Mỹ) thổ lộ: “Sầu riêng là loại cây rất “đỏng đảnh” với việc tưới tiêu. Tưới dư hay thiếu nước đều ảnh hưởng nghiệm trọng đến việc đậu trái. Để giải quyết rốt ráo việc này, tôi đã trang bị hệ thống tưới phun sương cho vườn sầu riêng 2,5ha của gia đình. Chỉ cần lập trình trên máy là hệ thống tự tưới, không sợ dư hay thiếu nước”. Và cũng như ông Ngọc, anh Tân học hỏi kiến thức và được hỗ trợ kinh phí để trang bị hệ thống tưới phun sương thông qua Hội ND.
Hỗ trợ nhiều hơn cho nông dân
"Các hoạt động của Hội ND tỉnh, huyện cần hướng về cơ sở, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên tích cực ứng dụng tiến bộ KHKT, coi đây là một trong những giải pháp không thể thiếu giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, qua đó thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân...”. |
Theo ông Lê Hữu Thiện – Phó Chủ tịch thường trực Hội ND tỉnh Đồng Nai, việc tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ cho hội viên, ND tiếp cận, nắm vững và áp dụng tiến bộ KHKT, công nghệ vào sản xuất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội ND trong những năm qua. Đây cũng là nhiệm vụ của Hội nhằm góp phần hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Đồng Nai vào năm 2015.
Để góp phần thực hiện mục tiêu lớn đó, những năm qua, các cấp Hội ND trong tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp như tuyên truyền vận động hội viên, ND chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; mở nhiều lớp tập tuấn chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ mới; tổ chức để cán bộ, hội viên, ND đi tham quan học hỏi mô hình mới, kinh nghiệm hay ở các địa phương trong và ngoài tỉnh; tín chấp cho ND vay vốn, mua vật tư, máy móc nông nghiệp với lãi suất ưu đãi; xây dựng các mô hình trình diễn, khuyến nông về sản xuất nông nghiệp bền vững, mô hình kinh tế tập thể…
Ông Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội ND tỉnh khẳng định: “Trong những năm tới, các cấp Hội ND tỉnh Đồng Nai sẽ tăng cường tham mưu đối với cấp ủy, chính quyền trong việc khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nhiều hơn cho ND. Hội cũng sẽ có giải pháp thiết thực để đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ và dạy nghề cho hội viên, nhất là ở lĩnh vực chuyển giao tiến bộ KHKT, đầu tư cơ giới hóa sản xuất…”.
Có thể bạn quan tâm
Một thống kê mới vừa được Bộ NNPTNT công bố: Riêng năm 2013, Việt Nam đã phải bỏ ra tới 12,4 tỷ USD để nhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, máy móc nông nghiệp… phục vụ sản xuất. Riêng con số này đã chiếm tới trên 40% kim ngạch xuất khẩu nông sản toàn ngành. Điều gì đang và sẽ xảy ra với nền nông nghiệp nước ta?
Sau này, khi lên Tây Bắc, tôi thấy bà con dân tộc trên này dùng phổ biến tô mộc để cho vào nước uống. Họ chẻ và băm gỗ tô mộc thành những mảnh nhỏ và đựng trong một ống tre để ở bàn nước. Khi pha trà, họ lấy 1 vài mảnh gỗ tô mộc đó và cho vào ấm cùng với chè.
Lạng Sơn có 6 loại cây ăn quả mũi nhọn trong giảm nghèo và làm giàu là na, hồng, quýt, đào, nhãn, vải thiều. Các chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã giúp nhiều hộ nông dân xứ Lạng mở rộng diện tích, cải tạo vườn cây ăn quả.
Trong thời gian 3 tháng, học viên học lý thuyết về cách chọn giống, làm đất, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hành, tỏi, ớt, và kiệu để sản xuất theo hướng VietGAP. Học viên cũng được thực hành mô hình trồng ớt hiểm lai F1 trên diện tích 500m2 vụ thu - đông năm 2014.
Gần 100 gian hàng thương nghiệp phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sản xuất và đời sống của nông dân đã được quy tụ tại chợ phiên nông sản, phiên chợ hàng Việt và ngày hội văn hoá, thể thao nông dân Củ Chi lần thứ VII năm 2014.