Tăng giá trị sản phẩm cá tra cần thiết phải chế biến sâu
Lãng phí
Theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cá tra Việt Nam có tiềm năng rất lớn nhờ hương vị thơm ngon và dễ dàng gia tăng sản lượng. Trên thị trường thế giới, sản phẩm cá tra đã có mặt tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng nhiều năm nay, xuất khẩu chủ yếu dưới dạng chế biến thô và dừng lại ở fillet lên đến 250 gram nên chưa thể đến trực tiếp với người tiêu dùng. Vì thế, giá trị thu được rất rất thấp.
Thông thường, để sản phẩm cá tra của Việt Nam đến bữa ăn của người châu Âu và nhiều quốc gia khác thì các nhà nhập khẩu cá tra của Việt Nam đều phải tiếp tục chế biến sao cho hợp khẩu vị và thị hiếu của từng nước sở tại rồi tổ chức thành các kênh phân phối theo chuỗi (từ chế biến đến bàn ăn).
Ông Võ Hùng Dũng cho biết thêm, kinh nghiệm của một số quốc gia muốn gia tăng giá trị sản phẩm, họ đã tổ chức mở các điểm bán sang các quốc gia khác. Cả nước có hơn 350 điểm bán thực phẩm chế biến dưới dạng ăn nhanh của Nhật Bản, đa phần từ nguồn cá nguyên liệu nhập khẩu, dự kiến doanh thu tính bằng tỷ USD, trong khi doanh nghiệp Việt Nam còn chưa quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này. Không ít doanh nghiệp Việt Nam ngại ngần không tổ chức chế biến mở chuỗi bán hàng ở nước ngoài, lại muốn phình to các sản phẩm sơ chế hay chế biến thô trong nước, tạo áp lực “cạnh tranh trên sân nhà”.
Ông Dũng tâm sự, cuối tháng 3/2015, tại một lễ hội ẩm thực tại thành phố Vũ Hán - Trung Quốc, họ đã tổ chức quy tụ các đầu bếp và thi nấu 60 món ăn từ con cá tra nhập khẩu của chúng ta. Ông chủ tịch lễ hội ẩm thực tại Vũ Hán nói rằng, họ có thể chế biến được đến 600 món từ cá tra vì nó rất phù hợp với người tiêu dùng Trung Quốc…
Thay đổi cách thức
Ông Rosenberger, Phó Tổng giám đốc điều hành Công ty Nienstedt, nhà cung cấp công nghệ chế biến thực phẩm tiện dụng, đánh giá: “Cá tra Việt Nam hiếm khi được chào bán ở châu Âu khác hơn với miếng fillet cấp đông đến 250 gram”. Ông cho biết, ở thị trường này cá thanh (fish fingers) là thực phẩm tiện dụng được chế biến từ nguồn nguyên liệu Alaska Pollock nhập khẩu từ Mỹ, đang được tiêu thụ mạnh ở châu Âu, năm 2014 lên tới 100.000 tấn, riêng ở Đức là 60.000 tấn. Giá bán cá thanh tại Đức đang từ 50 xu đến 1,2 euro/100 gram.
Tuy vậy, ông Rosenberger cho biết, do biến động tỷ giá giữa euro và đô la Mỹ hiện nay làm cho giá nhập nguyên liệu Alaska Pollock cao nên giá sản phẩm cá thanh châu Âu cũng tăng. Vì thế, cá tra của Việt Nam nếu được chế biến sâu thì rất có cơ hội ở thị trường này, giá cá tra của Việt Nam lại rẻ hơn nhiều so với nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường khác.
Là người từng tham dự Hội chợ Vietfish 2014 và trước khi tham gia hội thảo, ông Rogenberger dành thời gian khảo sát 2 ngày tại một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL, ông Rogenberger nhận định: “Nguyên liệu cá tra của Việt Nam đang có cơ hội rất lớn với thị trường châu Âu vì sản phẩm chỉ mới cấp đông sơ, một lần khi chuyển sang chế biến giữ nguyên được chất lượng (trong khi ở các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc là 2 - 3 lần).
Theo ông Rogenberger, tuy công nghệ của các doanh nghiệp chế biến cá tra của Việt Nam khá tốt nhưng mới dừng ở chế biến thô nên đa số doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ theo hướng tăng chất lượng và giá trị mà người tiêu dùng đang cần. Tuy vậy, để hiện thực hóa việc này, cần phải nắm được thị hiếu người tiêu dùng, máy móc thiết bị, nhân lực quản trị, thách thức đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều loài trái cây có thể xếp vào hàng đặc sản như: nhãn xuồng, mãng cầu ta, quýt đường, bưởi da xanh, thanh long… nhưng do thiếu vùng chuyên canh, chưa có hệ thống tiêu thụ hoàn chỉnh và quảng bá thương hiệu kém nên sức cạnh tranh trên thị trường rất yếu ớt.
Năm 2013, về cơ bản đã kiểm soát được dịch cúm gia cầm; vaccine cúm gia cầm hỗ trợ của Nhà nước chỉ sử dụng khoảng 2 triệu liều, còn tồn 38 triệu liều và đang làm thủ tục chuyển sang năm 2014.
Hồng giòn là một trong rất ít đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Thế nhưng, loại đặc sản ấy ngày nay vẫn phải chịu cảnh “đứng đường”.
Ông Nguyễn Tiến Bảy, thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai (Gia Bình - Bắc Ninh) mới đưa chim trĩ đỏ vào chăn nuôi. Qua thời gian thử nghiệm đã cho hiệu quả, mở hướng phát triển kinh tế cho gia đình ông và nhiều người dân trong vùng.
Trồng cây màu xen canh trong giai đoạn cây thanh long chờ ngày thu trái là phép toán lấy ngắn nuôi dài đạt hiệu quả cao của nông dân Bình Thuận.