Tăng Độ Bền Cho Tàu Vươn Khơi, Ngư Dân Quảng Ngãi Viền Thép Cho Tàu Cá
Trước đây, với đội tàu công suất nhỏ, ngư dân Quảng Ngãi ít chú trọng đến việc đầu tư viền thép cho tàu cá. Ngày nay với công suất ngày càng lớn thì việc viền thép cho tàu giống như một quy trình bắt buộc.
Theo các chủ tàu chi phí viền thép sẽ tăng kinh phí lên từ 200- 250 triệu/chiếc, nhưng ngư dân nào cũng làm. Bởi ngoài việc chống xước lưới mỗi khi kéo cá về, viền thép sẽ tăng độ chịu va chạm giữa các tàu với nhau, nhất là những cú va chạm lớn. Mỗi lần vươn khơi, rủi ro luôn rình rập ngư dân. Do vậy việc chọn cách viền thép cho tàu, họ mong muốn tăng độ an toàn để có được những phiên biển dài ngày hơn.
Tại Hợp tác xã Đóng tàu thuyền và Dịch vụ thủy sản Cổ Lũy, xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi, từ đầu năm đến nay đã đóng mới 30 chiếc tàu có công suất từ 400 – 900 CV. Hầu hết những tàu này đều được ngư dân viền thép. Các bộ phận chính trên tàu được bọc thép là vai tàu, mũi tàu và hai dè mạn tàu. Đây là những vị trí dễ xảy ra va đập nhất trong lúc tàu đang hành nghề trên biển. Tuỳ theo yêu cầu của chủ mà việc sử dụng loại thép bọc có độ dày, dài ngắn khác nhau.
Viền thép giúp con tàu vững chắc, chịu đựng tốt hơn khi gặp gió bão, hoặc va chạm... Do vậy, thời gian gần đây, ngư dân Quảng Ngãi đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để viền thép cho đội tàu của mình.
Related news
Ngày 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, 1 tàu cá cùng 13 ngư dân tỉnh này bị hỏng máy trên biển đã khắc phục xong sự cố và đang được tàu hải quân hỗ trợ di chuyển vào đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Theo đó, thời gian vào vụ ép mía của Nhà máy đường Casuco và Cty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9, sớm hơn 3-5 ngày so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, theo dự báo mùa lũ năm nay đến sớm hơn mọi năm và đỉnh điểm lên cao vào tháng 11 tới.
Ngày 15/9, tại xã Hòa Sơn (Đô Lương, Nghệ An), Trạm thú y huyện Đô Lương đã phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức tiêu hủy 736 con gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật.
Ngoài củ quả tươi thì cây và các bộ phận còn sống của cây; cỏ và hạt cỏ; sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thực vật nhập khẩu cũng là những nhóm phải phân tích nguy cơ dịch hại. Trừ trường hợp dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ được miễn phân tích.
Nghề khai thác cá ngừ đại dương du nhập vào Việt Nam từ năm 1994, tuy hình thành muộn nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hiện số lượng tàu khai thác cá ngừ trên cả nước có khoảng 3.600 chiếc. Tổng số lao động tham gia khai thác cá ngừ khoảng 35.000 người. Sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 99 nước trên thế giới, trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.