Tăng cường ý thức cho người chăn nuôi
Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tại hội nghị triển khai công tác quản lý lợn đực giống và kiểm tra thức ăn chăn nuôi do Cục Chăn nuôi tổ chức ngày 6/4.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, nếu chỉ tập trung vào kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì không đủ, vì đó thường là những cơ sở đã đủ điều kiện.
Quan trọng bây giờ là người chăn nuôi có sử dụng hay không vật tư trôi nổi, kém chất lượng, không thông qua những cơ sở sản xuất, kinh doanh chính thống. Do đó, cần phải nâng cao ý thức cho người sản xuất, phải tăng cường kiểm tra giám sát cả cơ sở chăn nuôi.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng cho biết: Nhiều địa phương đã làm tốt công tác kiểm tra và phân loại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng hiện mức độ tái kiểm các cơ sở xếp loại C mới đạt 50% và các cơ sở được tái kiểm tra này vẫn còn 60 - 70% tiếp tục xếp loại C.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, các địa phương vẫn chưa thực sự kiên quyết xử lý các cơ sở xếp loại C tái phạm, và đây là vấn đề cần tập trung làm mạnh trong năm nay.
Theo Cục Chăn nuôi, khi kiểm tra, cơ quan chức năng sẽ lấy mẫu thức ăn chăn nuôi tại cơ sở sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng và an toàn. Lấy mẫu thịt, gan, thận lợn; nước tiểu của lợn ở giai đoạn vỗ béo; kiểm tra các chất cấm, chủ yếu là salbutamol.
Địa phương phải xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật, trong đó có biện pháp đình chỉ sản xuất, kinh doanh và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các cơ sở sử dụng chất cấm, các cơ sở loại C cố tình không khắc phục qua 2 lần kiểm tra, đánh giá.
Theo Cục Chăn nuôi, Cục đã triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống tại 4 tỉnh đại diện các vùng miền trên cả nước là Nam Định, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Thọ.
Qua triển khai, các địa phương đã thống kê, phân loại chất lượng đàn lợn đực giống. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng lợn đực giống mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá được chất lượng, chưa xây dựng được kế hoạch và lộ trình thay thế lợn đực giống đến từng huyện, xã.
Công tác tuyên truyền còn yếu, nên sự chuyển biến về nhận thức của các cơ sở, chủ hộ và người chăn nuôi vẫn còn tư tưởng thiếu hợp tác trong quá trình kiểm tra, đánh giá.
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn 1 năm đưa vào sản xuất ở 2 xã Đức Hương và Hương Quang (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh), cây chanh leo đang khẳng định giá trị kinh tế vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác với mức thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm.
Trong khi nhiều nông dân ở Cà Mau đang vỡ nợ vì nuôi tôm công nghiệp, phải cầm cố ruộng đất hoặc bỏ xứ đi làm ăn xa thì không ít người vẫn thành công từ con tôm nhờ áp dụng mô hình nuôi lót bạt trên ao nhỏ.
Khi mới khởi nghiệp nghề nông, anh Nguyễn Thành Cung ở thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã thất bại và mất một khoản tiền lớn. Thế nhưng, nhờ bền chí, anh quyết tâm làm lại từ đầu và đến nay cuộc sống gia đình đã trở nên khấm khá.
Nhờ được đào tạo nghề bài bản, nhiều hộ nông dân (ND) vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở thôn Tòng Hóa, xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện (Hải Dương) đã có thu nhập cao từ mô hình vườn - ao - chuồng.
1 can nhựa nuôi được khoảng 1 kg lươn giống, khi xuất bán có thể đạt từ 15-16kg lươn thành phẩm. Trung bình 1 can lươn cho lợi nhuận gần 1 triệu đồng.