Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Xử Lý Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Cát Trái Phép

Tăng Cường Xử Lý Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Cát Trái Phép
Ngày đăng: 17/12/2013

Tại Quảng Nam, những giải pháp mạnh tay đã được đưa ra nhằm ngăn chặn việc phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm.

Trung bình mỗi ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cho lãi khoảng vài trăm triệu đồng/năm. Thời gian qua, nuôi tôm đã giúp cho nhiều hộ nông dân từ huyện Thăng Bình đến huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Phong trào nuôi tôm trên cát vì thế đã lan tỏa khắp cả dải ven biển vùng Đông Quảng Nam. Tuy nhiên, sự hình thành các hồ tôm tự phát như thế không chỉ gây lo ngại về môi trường, mà còn phá vỡ cảnh quan môi trường ven biển vốn dành cho du lịch - dịch vụ và tàn phá hàng trăm ha rừng phòng hộ.

Trước mắt, để ngăn chặn nạn phá rừng phòng hộ, một số địa phương đã triển khai các biện pháp nghiêm cấm, vận động các hộ nuôi trái phép phải dở bỏ, hoàn thổ sau khi vụ mùa kết thúc. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài xem ra đây quả là việc rất khó khăn.

Gần đây, dư luận đã dồn dập chỉ trích những người dân chỉ thấy lợi trước mắt mà quên đi hậu quả phải gánh chịu về lâu dài. Tuy nhiên, xét về bản chất của vấn đề mới thấy: Việc làm giàu chính đáng bằng mồ hôi và nước mắt hòng thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây rất cần sự tiếp sức của các ngành, các cấp chính quyền.

“Trước mắt chúng tôi sẽ tiến hành rà soát hiện trạng sử dụng đất rừng phòng hộ và sẽ cấp sổ đỏ cho dân, nghiêm cấm người dân tự phát phá rừng… Về lâu dài chúng tôi sẽ quy hoạch vùng nuôi tôm, đưa người dân vào đó sản xuất và bắt buộc phải ký cam kết với địa phương”, ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho hay.

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo, việc giúp cho người dân bám biển, phát triển kinh tế ven biển đã được tỉnh Quảng Nam đặc biệt chú ý và xem đây sẽ là mắt xích quan trọng để củng cố sức mạnh nền quốc phòng toàn dân. Vì thế, việc giúp người dân vùng ven biển thay đổi cuộc sống gắn với bảo vệ môi trường bền vững đã đến lúc cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.


Có thể bạn quan tâm

Hàng Ngàn Hécta Mía Bị Bệnh Trắng Lá Hàng Ngàn Hécta Mía Bị Bệnh Trắng Lá

Theo ông Trần Tự, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), toàn thị xã hiện có khoảng 1.700ha mía bị bệnh trắng lá, tăng mạnh so với năm ngoái, tỷ lệ phổ biến 5% - 10%, có nơi trên 50% và đang lan rộng.

07/08/2014
Nghệ An Chế Biến Sứa Ăn Liền Tại Diễn Châu Nghệ An Chế Biến Sứa Ăn Liền Tại Diễn Châu

Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.

29/07/2014
Thách Thức Và Cơ Hội Phát Triển Ca Cao Bền Vững Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Thách Thức Và Cơ Hội Phát Triển Ca Cao Bền Vững Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.

07/08/2014
Trứng Gà Tân An Có “Bà Đỡ” Tiêu Thụ Trứng Gà Tân An Có “Bà Đỡ” Tiêu Thụ

Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.

29/07/2014
Nhu Cầu Thủy Sản Lớn Nhu Cầu Thủy Sản Lớn

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...

07/08/2014