Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Xử Lý Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Cát Trái Phép

Tăng Cường Xử Lý Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Cát Trái Phép
Publish date: Tuesday. December 17th, 2013

Tại Quảng Nam, những giải pháp mạnh tay đã được đưa ra nhằm ngăn chặn việc phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm.

Trung bình mỗi ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cho lãi khoảng vài trăm triệu đồng/năm. Thời gian qua, nuôi tôm đã giúp cho nhiều hộ nông dân từ huyện Thăng Bình đến huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Phong trào nuôi tôm trên cát vì thế đã lan tỏa khắp cả dải ven biển vùng Đông Quảng Nam. Tuy nhiên, sự hình thành các hồ tôm tự phát như thế không chỉ gây lo ngại về môi trường, mà còn phá vỡ cảnh quan môi trường ven biển vốn dành cho du lịch - dịch vụ và tàn phá hàng trăm ha rừng phòng hộ.

Trước mắt, để ngăn chặn nạn phá rừng phòng hộ, một số địa phương đã triển khai các biện pháp nghiêm cấm, vận động các hộ nuôi trái phép phải dở bỏ, hoàn thổ sau khi vụ mùa kết thúc. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài xem ra đây quả là việc rất khó khăn.

Gần đây, dư luận đã dồn dập chỉ trích những người dân chỉ thấy lợi trước mắt mà quên đi hậu quả phải gánh chịu về lâu dài. Tuy nhiên, xét về bản chất của vấn đề mới thấy: Việc làm giàu chính đáng bằng mồ hôi và nước mắt hòng thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây rất cần sự tiếp sức của các ngành, các cấp chính quyền.

“Trước mắt chúng tôi sẽ tiến hành rà soát hiện trạng sử dụng đất rừng phòng hộ và sẽ cấp sổ đỏ cho dân, nghiêm cấm người dân tự phát phá rừng… Về lâu dài chúng tôi sẽ quy hoạch vùng nuôi tôm, đưa người dân vào đó sản xuất và bắt buộc phải ký cam kết với địa phương”, ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho hay.

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo, việc giúp cho người dân bám biển, phát triển kinh tế ven biển đã được tỉnh Quảng Nam đặc biệt chú ý và xem đây sẽ là mắt xích quan trọng để củng cố sức mạnh nền quốc phòng toàn dân. Vì thế, việc giúp người dân vùng ven biển thay đổi cuộc sống gắn với bảo vệ môi trường bền vững đã đến lúc cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.


Related news

Tiềm Năng Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Thị Trường Đức Tiềm Năng Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Thị Trường Đức

CHLB Đức hiện đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong số các nước EU, vì vậy có thể nói Đức thực sự là thị trường tiềm năng rất đáng quan tâm để mở rộng xuất khẩu.

Thursday. May 8th, 2014
Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Con Bò Sữa Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Con Bò Sữa

Sau nhiều năm nuôi heo, nuôi bò sinh sản hiệu quả kinh tế thấp, năm 2004, vợ chồng anh Nguyễn Văn Vừa (ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi bò sữa và gặt hái được kết quả ngoài mong đợi.

Thursday. May 8th, 2014
Giá Gạo Japonica Cao Gấp 3 Lần So Với Gạo Thông Thường Giá Gạo Japonica Cao Gấp 3 Lần So Với Gạo Thông Thường

Sáng 5/5, tại Hợp tác xã Nông nghiệp Sịa 1 (huyện Quảng Điền), Trường đại học Nông lâm Huế tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình khảo nghiệm giống lúa lai Japonica (tên gọi khác là “Huế số 1”) có nguồn gốc từ Nhật Bản (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên).

Thursday. May 8th, 2014
Tận Dụng Cơ Hội Tận Dụng Cơ Hội

Ông Nguyễn Vĩnh Thành, Giám đốc ngành hàng ca cao thuộc Tập đoàn Cargill Việt Nam cho biết, dù năng suất ca cao Việt Nam vào loại khá trên thế giới nhưng người trồng ca cao Việt Nam chỉ so sánh giá hạt ca cao với các loại cây trồng khác để đánh giá hiệu quả kinh tế.

Thursday. May 8th, 2014
Liên Kết “4 Nhà” Để Gỡ “Nút Thắt” Giống Lúa Liên Kết “4 Nhà” Để Gỡ “Nút Thắt” Giống Lúa

Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng cho gạo xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Kế hoạch sản xuất giống lúa vùng ĐBSCL giai đoạn 2014-2015 với mục tiêu chính là xác định cơ cấu giống lúa phù hợp cho toàn vùng ĐBSCL và từng địa phương.

Thursday. May 8th, 2014