Tăng Cường Quản Lý Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, nhóm rau ăn lá như rau muống, rau ngót, cải xanh, cải thảo, cải ngọt, bắp cải… là các loại rau được dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày ở nước ta vẫn có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do người sản xuất chưa thực hiện tốt quy định trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất, tiêu thụ rau an toàn còn nhiều mặt yếu kém, công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt trên rau còn bị buông lỏng ở nhiều địa phương.
Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn trong sản xuất rau an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ký Chỉ thị đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức rà soát, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tăng cường các biện pháp sản xuất rau an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).
Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tập huấn, hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất rau an toàn. Kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất rau tập trung; tăng cường giám sát chất lượng rau, tập trung vào các vùng trồng rau và các loại rau có nguy cơ cao.
Đồng thời, các tỉnh cần phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua hợp tác xã và các hình thức phù hợp trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
Và một việc làm quan trọng nữa là đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Mấy năm gần đây, tại thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), hoạt động nuôi thỏ giống nhập ngoại rất phát triển, các trang trại nuôi quy mô lớn thi nhau ra đời. Một trong số đó là trại thỏ Quốc Cường của chàng trai trẻ Dương Văn Chính (ngụ tại phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Theo tính toán của ông Liệt, trung bình mỗi năm, vườn măng cụt, sầu riêng của gia đình thu được khoảng 20 triệu đồng (chưa tính tiền mua phân bón, thuốc), nhưng nhờ trồng thêm các loại cây kiểng bán lá nên thu nhập đã tăng thêm khoảng 20 triệu đồng/năm (cứ 1,5 tháng, ông Liệt thu hoạch lá bán 1 lần, thu về khoảng 3 triệu đồng).
Sáng 17-7, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” (thuộc Cục Trồng trọt) tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Dak Lak và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng phát triển ca cao và truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Dak Lak.
Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.
Trước tình hình thời tiết không thuận lợi kèm theo năm nhuận nên chu kỳ cho trái của một số loại trái cây phục vụ Tết Ất Mùi tại các nhà vườn ở ĐBSCL bị “đảo lộn”, dẫn đến năng suất và chất lượng bị ảnh hưởng, nguy cơ khan hiếm hàng để bán tết là rất cao.