Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Phòng Chống Dịch Lở Mồm Long Móng

Tăng Cường Phòng Chống Dịch Lở Mồm Long Móng
Ngày đăng: 26/10/2013

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong thời gian qua, hai cơn bão lớn số 10 và 11 đã khiến nhiều gia súc của người dân bị chết, lũ lụt cuốn trôi; gia súc tại vùng bị lũ lụt phải di chuyển lên đường quốc lộ, vùng đất cao để nhốt giữ, chăn thả chung, bị đói rét, môi trường bị ô nhiễm và sức đề kháng của gia súc bị giảm sút, do vậy dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) gia súc đã xảy ra tại một số xã, huyện thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị và đang có chiều hướng lây lan ra diện rộng.

Để khống chế nhanh và ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh, không để dịch lây lan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh đang có dịch LMLM chỉ đạo củng cố và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch, công bố dịch theo đúng quy định; lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xác định type vi rút gây bệnh; tập trung mọi lực lượng nhanh chóng dập tắt dịch; cách ly triệt để và đánh dấu gia súc mắc bệnh để kiểm soát; giao chính quyền cấp xã, thôn quản lý chặt chẽ các ổ dịch, vệ sinh tiêu độc khử trùng ổ dịch; tổ chức tiêm phòng vaccine LMLM cho đàn gia súc ở vùng có nguy cơ mắc bệnh...

Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật nhiễm bệnh, làm lây lan dịch bệnh.

Đối với các tỉnh chưa có dịch LMLM, cần tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, khi có dịch xảy ra, thực hiện tiêu hủy triệt để gia súc mắc bệnh khi dịch còn ở diện hẹp và áp dụng các biện pháp chống dịch quyết liệt dập tắt nhanh ổ dịch.

Đồng thời, thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, kiểm soát chặt chẽ không để động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh vào địa phương làm lây lan dịch bệnh...


Có thể bạn quan tâm

Đàn Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Chạm Ngưỡng 100.000 Con Đàn Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Chạm Ngưỡng 100.000 Con

Hiện nay, đàn bò sữa TPHCM dịch chuyển dần ra các huyện ngoại thành, riêng huyện Củ Chi chiếm 63,8%. Chủ trương của ngành nông nghiệp TP là nâng chất con giống, tăng quy mô đàn và giảm số hội nuôi để giảm dần, còn khoảng 85.000 con.

20/08/2014
Trồng Nấm Rơm Mùa Mưa Trồng Nấm Rơm Mùa Mưa

Nghề trồng nấm rơm ở Chợ Mới (An Giang) đã có từ lâu đời, nhất là ở các xã: Long Giang, Long Kiến… Dù trồng nấm rơm theo phương pháp cổ truyền hay hiện đại, những hộ dân ở đây cũng đều có thu nhập khá ổn định từ việc tận dụng nguồn rơm sau khi thu hoạch lúa.

20/08/2014
Vũng Liêm (Vĩnh Long) Mở Rộng Diện Tích Trồng Ớt Chỉ Thiên Lên 100ha Vũng Liêm (Vĩnh Long) Mở Rộng Diện Tích Trồng Ớt Chỉ Thiên Lên 100ha

Ớt chỉ thiên trồng được quanh năm, sau 2 tháng rưỡi thu hoạch, năng suất từ 15- 20 tấn/ha/vụ. Từ năm 2013, Phòng Nông nghiệp và PTNT Vũng Liêm đã có kế hoạch thực hiện mô hình trồng ớt tại 10 xã với 25ha. Qua vận động trồng được 8ha, so canh tác 3 vụ lúa/năm, ớt chỉ thiên cho lợi nhuận cao hơn 3- 4 lần.

20/08/2014
Trái Thanh Long Đi Trước… Về Sau? Trái Thanh Long Đi Trước… Về Sau?

Trái kiwi có nguồn gốc từ Trung Quốc với tên gọi trái lý gai. Hạt giống trái này được mang đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có đất nước New Zealand vào năm 1904. Năm 1958, New Zealand chính thức lấy tên là kiwi từ loài chim kiwi tiêu biểu của đất nước này. Thực tế nơi trồng nhiều kiwi không phải là New Zealand, nhưng kiwi của New Zealand lại là loại số 1 thế giới.

20/08/2014
Thanh Long Đã Hết Thời Chạy Theo Số Lượng Thanh Long Đã Hết Thời Chạy Theo Số Lượng

Dù kim ngạch xuất khẩu thanh long tiếp tục có sự bứt phá ấn tượng ở hầu hết các thị trường, nhưng người nông dân đang được khuyến cáo phải tập trung vào chất lượng của trái để tránh rơi vào cảnh “sống dở, chết dở” như bài học đối với dưa hấu đầu năm nay

20/08/2014