Tăng Cường Kiểm Dịch Khoai Tây Nhập Khẩu
Sáng 24/6, ông Nguyễn Văn Tuân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai, cho biết: Trước thông tin khoai tây hồng nhập khẩu từ Trung Quốc bị cơ quan chức năng TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm đồng phát hiện có dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc chống mối) vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế, buộc phải tiêu hủy, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã tăng cường nhân lực kiểm dịch khoai tây hồng nhập khẩu tại Cửa Quốc tế khẩu Lào Cai.
Theo ông Nguyễn Văn Tuân, ở Lào Cai có 7 doanh nghiệp nhập khẩu khoai tây, trong đó Công ty TNHH thương mại Vân Linh, doanh nghiệp nhập khẩu và chuyển vào Đà Lạt bị phát hiện vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế. Tính từ đầu năm đến nay, Công ty Vân Linh đã nhập khẩu 404 tấn khoai tây đỏ thương phẩm.
Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã thực hiện quy trình kiểm dịch theo các bước: kiểm tra hồ sơ hải quan và lấy mẫu hàng hóa (theo phương pháp xác suất dưới 10%), cho đến nay, chưa phát hiện có lô hàng nào có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép...
Cũng theo ông Tuân, trường hợp lô hàng khoai tây hồng của Công ty TNHH thương mại Vân Linh có lượng tồn dư hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc chống mối) vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế có thể là do việc kiểm tra, lấy mẫu theo xác suất nên để “lọt lưới” hoặc do chủ hàng bán lẻ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Được biết, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã tăng cường các tổ, trạm kiểm dịch thực vật, nâng tần suất kiểm tra và lấy mẫu khoai tây nhập khẩu; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp cam kết trách nhiệm nhập khẩu khoai tây bảo đảm nguồn gốc, chất lượng”
Có thể bạn quan tâm
Ngày 11/6, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau tổ chức công bố kết quả đề tài khoa học “Tác động tích cực của giống lúa ARIZE B – TE1 đến hiệu quả nuôi tôm ở vùng tôm – lúa các tỉnh Kiên Giang, Bạc liêu và Cà Mau” do Công ty Bayer Việt Nam chủ trì.
Chết nhanh là bệnh hại phổ biến và nguy hiểm nhất trên cây hồ tiêu. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa.
Mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T) trong sản xuất lúa giúp nông dân từng bước tiếp cận với những phương thức, kỹ thuật canh tác lúa đem hiệu quả kinh tế cao, hiện mô hình này giúp nông dân ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nâng cao thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa, ngô, đậu tương ở tỉnh Hà Giang bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Nặng nhất là ở hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần có hàng trăm ha ngô đến kỳ cho thu hoạch người dân mới phát hiện ra bắp ngô chỉ có nõn chứ không có hạt hoặc có cũng rất ít.
Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.