Nông dân thị xã Phú Thọ thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Điển hình là mô hình chăn nuôi và trồng trọt của hộ anh Lê Văn Thức - khu 15 xã Hà Thạch, trừ chi phí cho thu nhập hàng năm trên 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động trong vùng. Mô hình kinh doanh, dịch vụ đa ngành nghề của gia đình anh Hoàng Văn Hường, chi hội 3 xã Văn Lung, tạo việc làm ổn định cho 25-30 lao động, với mức lương ổn định đảm bảo từ 6 triệu đến 6,5 triệu đồng/người/tháng, trừ chi phí mỗi năm cho thu nhập từ 1,8-2 tỷ đồng.
Mô hình tổng hợp gia đình chị Nguyễn Thị Hòa, khu 4 xã Hà Thạch thu nhập chính từ sản xuất, kinh doanh bán đồ gỗ, đồ dùng gia dụng, dịch vụ vận tải, trừ chi phí cho thu nhập trên 900 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10-12 lao động. Đó là ba trong số gần 3.600 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp của thị xã Phú Thọ. Trong đó, sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương có 15 hộ, cấp tỉnh 357 hộ, cấp thị trên 1.000 hộ, còn lại là cấp cơ sở.
Để những mô hình kinh tế phát triển bền vững và nhân rộng trên địa bàn, Hội Nông dân thị xã đã chủ động tuyên truyền, ý nghĩa của phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đến từng chi hội và hội viên; đồng thời tổ chức cho hội viên đăng ký thực hiện. Trong quá trình triển khai, Hội đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, trong đó tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội thị xã cho hội viên vay để phát triển sản xuất; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT để hội viên áp dụng vào sản xuất.
Năm 2014, Hội đã khảo sát, xây dựng và giải ngân trên 1,1 tỷ đồng cho 3 dự án với 54 hộ tham gia nuôi bò sinh sản, trồng rau an toàn. Nguồn vốn trên được trích từ Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh và Quỹ hỗ trợ nông dân do các cơ sở tham gia đóng góp.
Trong năm, các cấp hội đã vận động hội viên đóng góp hàng ngàn ngày công, cây giống các loại và hơn 3.000kg lương thực, 2.353 con giống trị giá trên 100 triệu đồng giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo. Hội còn chỉ đạo các cơ sở hội đăng ký giúp đỡ từ 3-5 hộ nghèo có địa chỉ, số hộ nông dân đăng ký thoát nghèo là 75 hộ; các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã chủ động giúp đỡ được 27 hộ thoát nghèo, góp phần cùng toàn thị giảm hộ nghèo xuống còn 3,02% năm 2014.
Nhờ có vốn và được tập huấn về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hội viên nông dân thị xã đã hăng hái thi đua lao động, xây dựng những mô hình kinh tế cho hiệu quả cao. Mỗi người một hoàn cảnh, cách nghĩ, cách làm khác nhau nhưng cùng chung một quyết tâm vượt khó, tích cực lao động, nhạy bén với thị trường để làm giàu ngay tại quê hương, góp phần cùng toàn thị xã trong công cuộc giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vụ hè thu năm 2011, bà con nông dân ven biển tỉnh Trà Vinh chuyển đổi trồng dưa, nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên kết quả đã đạt được vụ dưa thắng lợi cả về năng suất và giá cả
Hai công ty của Brazil vừa bắt đầu sản xuất thử nghiệm ethanol từ gạo với hy vọng sẽ tạo giá trị gia tăng cho mặt hàng ngũ cốc này.
Khi hàng nông sản nào được giá, bán chạy, nông dân lại đổ xô vào đầu tư nuôi, trồng. Vậy mà lần này, giá thịt lợn cao ngất ngưởng, người chăn nuôi ở miền Bắc vẫn chẳng muốn tái đàn, hoặc nếu có cũng chỉ nuôi cầm chừng
Để giúp các DN SXKD trong nước từng bước chiếm lĩnh thị trường nông thôn, đồng thời để bà con các địa phương có cơ hội sử dụng hàng Việt Nam chất lượng cao, giá rẻ, năm 2011, Sở Công thương Nghệ An đã tổ chức cho các DN triển khai chiến dịch đưa hàng Việt về các huyện.
Liên tổ SX RAT Tân Phú Trung hiện có 5 tổ hợp tác với khoảng 100 xã viên, bao gồm: tổ SX ấp Đình, tổ ấp Xóm Đồng, tổ ấp Bến Đò, tổ ấp Giòng Sao, và tổ ấp Cây Da. Tổng diện tích canh tác 60ha, trong đó 50ha trồng các loại rau ăn quả như: bầu, bí, dưa leo, khổ qua, đậu bắp… và 10ha trồng các các loại rau ăn lá như: rau muống, rau mồng tơi, rau dền, cải xanh, cải ngọt…