Tăng Cường Các Biện Pháp Ngăn Chặn Nuôi Tôm Ngoài Vùng Quy Hoạch

Ngày 23-12-2013, Huyện ủy Bình Đại (Bến Tre) đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc, tổ vận động thực hiện Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa.
Thực hiện Chỉ thị số 05 của Huyện ủy, trong thời gian qua, các tổ công tác của huyện đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương có nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa ra quân tuyên truyền vận động, xử lý nhiều trường hợp nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch. Huyện đã mời 13 chủ phương tiện đào ao làm việc và buộc cam kết không hoạt động đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa, đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt 15 chủ phương tiện không có giấy phép kinh doanh, với số tiền 7,5 triệu đồng.
Lập biên bản vi phạm hành chính 5 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, ra quyết định xử phạt 2 trường hợp với số tiền 12 triệu đồng tại xã Thới Lai.
Kiểm tra và xử phạt 5 trường hợp khoan giếng nước mặn mỗi trường hợp 12 triệu đồng, lập biên bản 12 trường hợp đào ao bằng máy hút bùn. Ngoài ra, tổ công tác còn phối hợp với điện lực kiểm tra 297 trường hợp sử dụng điện, qua kiểm tra phát hiện 39 trường hợp sử dụng điện sinh hoạt để chạy quạt nuôi tôm,
Điện lực đã ngưng cung cấp điện trong 30 ngày đối với 39 trường hợp vi phạm. Theo theo số liệu thống kê đến nay, diện tích nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa toàn huyện là 713ha với 1.130 cây giếng nước mặn, tập trung ở các xã Thạnh Trị, Phú Long, Phú Vang, Vang Quới Đông, Thới Lai, Lộc Thuận.
Huyện ủy Bình Đại chỉ đạo các địa phương quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị số 05 của Huyện ủy, đồng thời tuyên truyền sâu rộng hơn nữa chỉ thị này đến người dân. Tổ vận động, tổ xử lý phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa, đặc biệt là đối với các chủ phương tiện đào ao, các máy bơm bùn, khoan giếng nước mặn.
Các ngành chức năng có liên quan tập trung hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai và thổ nhưỡng của từng vùng. Các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết ngăn chặn không để phát sinh việc đào ao mới.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 06/9/2014, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Công văn số 2367/TCTS-NTTS chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển về việc tăng cường quản lý, sản xuất tôm nước lợ các tháng cuối năm 2014.

Thời gian gần đây, các hộ dân trồng cao su ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ đang chặt cây cao su, bởi giá cao su trên thị trường giảm mạnh. Tuy nhiên, các hộ dân dân vùng cao xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) vẫn giữ lại cây cao su và định hướng phát triển cây trồng đa mục đích này.

UBND huyện Tân Hồng vừa có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung vùng nuôi cá tra của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá vào quy hoạch với tổng diện tích 365.678,8m2, gồm 3 khu nuôi.

Tập hợp những người dân, hộ gia đình thành lập các nhóm nông dân cùng sở thích để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao trình độ, năng lực và tăng thu nhập cho nông dân góp phần sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.

Qua quá trình đưa giống cao su chịu lạnh vào trồng từ năm 2011 đến nay, diện tích cây cao su giống chịu lạnh được trồng mới đang phát triển ổn định. Trước mùa Đông năm 2014, Công ty đang tích cực làm cỏ và thực hiện các biện pháp chăm sóc để bảo vệ cho cây.