Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Rừng Khu Vực Sông Chàng
Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
Trong năm 2014, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng đã phát hiện 11 vụ vi phạm về công tác quản lý bảo vệ rừng (đã chuyển Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân xử lý); cùng nhiều dụng cụ, phương tiện vi phạm như cưa xăng; trâu kéo gỗ; xe máy; xe trâu bánh lốp... Ngoài ra, lực lượng bảo vệ rừng còn tuyên truyền, vận động, đưa ra khỏi địa bàn hàng trăm lượt người vào rừng trái phép.
Nhờ đẩy mạnh các biện pháp trên, độ che phủ của rừng đã tăng lên 90%, an ninh rừng được giữ vững, không có hiện tượng phát nương làm rẫy trái phép, không xảy ra cháy rung.
Có thể bạn quan tâm
“Ở vùng núi này, tập hợp nông dân (ND) khá dễ dàng. Bởi chi hội luôn xoáy vào những điều bà con cần và thích.”-ông Phan Ngọc Hưng dí dỏm nói về “nghề” làm chi hội trưởng ND của mình.
Theo chỉ dẫn của ông Hà Ngọc Phiến – Bí thư Đảng ủy xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), chúng tôi tìm đến khu tái định cư (TĐC) bản Hạ Thành.
Hiện nay, nông dân các huyện đầu nguồn Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) đang chủ động xuống giống, chăm sóc vụ rau màu phục vụ tết.
Hơn 100 năm nay, chiếc bánh tráng đã nuôi sống hàng trăm hộ dân làng Tân An (xã Quảng Thanh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Nghề được truyền đời từ ông qua cháu, từ mẹ sang con...
Với sự hỗ trợ của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Nestlé trong Dự án Nescafé Plan, đã có hơn 21.000 nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đạt chứng nhận bền vững (theo bộ quy tắc 4C) trong 5 năm qua.