Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Rừng Khu Vực Sông Chàng

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
Trong năm 2014, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng đã phát hiện 11 vụ vi phạm về công tác quản lý bảo vệ rừng (đã chuyển Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân xử lý); cùng nhiều dụng cụ, phương tiện vi phạm như cưa xăng; trâu kéo gỗ; xe máy; xe trâu bánh lốp... Ngoài ra, lực lượng bảo vệ rừng còn tuyên truyền, vận động, đưa ra khỏi địa bàn hàng trăm lượt người vào rừng trái phép.
Nhờ đẩy mạnh các biện pháp trên, độ che phủ của rừng đã tăng lên 90%, an ninh rừng được giữ vững, không có hiện tượng phát nương làm rẫy trái phép, không xảy ra cháy rung.
Related news

Tại cuộc họp giao ban Bộ NN&PTNT sáng 5/1, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết: Cục Thú y sẽ phối hợp với các tập đoàn và đơn vị thực hiện dự án theo chương trình xóa đói giảm nghèo, kiểm soát tốt đàn bò cấp cho các hộ dân nghèo, không chỉ chất lượng mà cả dịch bệnh.

Kết quả, sau 100 ngày nuôi, cả 10 con bò trong MH đều phát triển tốt, tăng trọng bình quân 97,3kg/con; thu lãi gần 2 triệu đồng/con. Bà con rất phấn khởi vì đã nắm bắt được kỹ thuật nuôi bò nói chung, kỹ thuật thâm canh vỗ béo bò thịt nói riêng, để tiếp tục phát triển chăn nuôi góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hiện, việc thị trường thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi các doanh nghiệp này chiếm phần lớn thị phần và có khả năng điều khiển thị trường, có thể gây tổng thiệt hại xã hội hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm theo tính toán.

Hàng loạt thông tin về sản phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khiến người tiêu dùng luôn lo lắng, muốn tìm kiếm sản phẩm sạch. Nhưng nghịch lý trên thị trường là sản phẩm VietGAP (sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) sản lượng ít, nhu cầu cao, nhưng lại khó tiêu thụ...

Chợ trâu Cán Cấu (Si Ma Cai - Lào Cai) từ lâu đã là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc. Có người còn gọi vui đây là “sàn giao dịch” trâu, bởi mỗi phiên chợ có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần (Hà Giang) tụ hội về đây. Đến thăm phiên chợ độc đáo này, chúng tôi “mắt thấy, tai nghe” nhiều mẩu chuyện vui.