Diện Tích Nuôi Cá Nước Ngọt Tăng

Theo Sở NN&PTNT Bình Định, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng tăng mạnh.
Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.500 ha mặt nước nuôi cá nước ngọt, bao gồm các hình thức nuôi như quảng canh trong hồ chứa thủy lợi, nuôi trong ao, nuôi thả lồng trong các hồ chứa, nuôi trong ao lót bạt và nuôi trong ruộng lúa.
Hiện nay, hình thức nuôi thả lồng trong các hồ chứa đang phát triển mạnh tại hồ chứa nước Định Bình (Vĩnh Thạnh); hồ Mỹ Thuận, hồ Hội Sơn (Phù Cát); hồ Núi Một (An Nhơn) với số lượng lồng nuôi trên 110 lồng với tổng thể tích 4.930m3 thả cá rô phi đơn tính và cá diêu hồng
Có thể bạn quan tâm

“Gia cảnh anh Huỳnh Văn Luân trước đây rất khó khăn. Nhà thì đông người nhưng chỉ trông chờ vào mấy công đất ruộng. Ruộng lúa thì có năm trúng năm thất nên cuộc sống gia đình lẩn quẩn trong cái nghèo.

Từ đầu năm 2012, xã Nga Yên (Nga Sơn - Thanh Hóa) đã chỉ đạo, vận động bà con nông dân chuyển đổi 5 ha trồng lúa năng suất thấp sang trồng ớt chỉ thiên.

Đến ngày 25/6, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 170 ha tôm nuôi do bệnh đốm trắng, môi trường, đầu vàng... làm chết khoảng 25 triệu con tôm thả nuôi từ 30 - 90 ngày tuổi. Tôm nuôi bị chết chủ yếu tập trung ở huyện Phú Vang gần 70 ha và Phú Lộc 100 ha.

Nông dân xóm Hổ 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đầu tư phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang xảy ra tình trạng một số thương lái lợi dụng hiện tượng tôm chết ép giá thu mua, gây thiệt hại cho người nuôi tôm. Tuy nhiên, các cấp chính quyền vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này.