Tăng cường áp dụng công nghệ tưới tiên tiến

Trước tình hình khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ hạn hán có thể kéo dài và khốc liệt trong thời gian tới, ngày 12/11 tại TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội thảo “Tăng cường áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn ứng phó với hạn hán”.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng chủ trì hội thảo.
Tại hội thảo, đại biểu được giới thiệu các công nghệ tưới tiên tiến mới nhất, sử dụng hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất như các công nghệ của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tưới cho rau màu, hồ tiêu, cà phê…; công nghệ tưới tiết kiệm cho cà phê kết hợp bón phân qua nước của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên…
Các công nghệ này đều có giá từ 20 – 50 triệu đồng/ha và có thời gian sử dụng 5 – 20 năm; bên cạnh đó công nghệ tưới tiết kiệm của các nước trên thế giới cũng được giới thiệu.
Ngoài ra các mô hình tưới tiết kiệm ở Đồng Nai, Tây Ninh… rất có hiệu quả và thành phong trào được người dân hưởng ứng rộng rãi cũng được giới thiệu.
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh, việc cây trồng có đủ nước tưới có thể giúp tăng năng suất từ 10 – 40%, các công nghệ tưới mới giúp giảm chi phí công lao động, phân bón, thuốc BVTV, làm sạch môi trường.
Do vậy việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều kiện thời tiết ngày càng biến đổi khắc nghiệt.
Related news

Thực hiện mô hình này, dinh dưỡng của cây cà phê đã được cải thiện, cây phát triển tốt và cho nhiều quả hơn, giảm rụng trái nên năng suất tăng; ngoài ra, nông dân còn giảm được chi phí đầu tư do giảm được công lao động, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

Gia đình chị Mai Trần Thanh Vân ở tổ dân phố 5, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa - Đắk Nông), 4 năm nay đã phát triển nghề trồng nấm bào ngư hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho gia đình.

Ốc nhảy - con ốc được xem là vua của các loài ốc đang mang lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân xã Đức Minh (Mộ Đức, Quảng Ngãi). Mỗi ngày ra khơi lặn sâu dưới đáy biển bắt ốc, mỗi gia đình ngư dân thu về tiền triệu.

Trên những vùng khô hạn, lượng mưa ít thì việc đảm bảo nguồn nước cung cấp cho cây trồng là điều cần thiết. Đối với cây thanh long nếu không đủ nước tưới thì năng suất giảm rõ rệt, cây cho trái nhỏ, chất lượng kém.

Vào thời điểm này, nông dân đã cải tạo lại ao đầm trên những diện tích tôm nuôi bị thiệt hại và thả nuôi hơn 1.200ha, chủ yếu là tôm nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến.