Tận mục sức công phá của ruồi vàng lên vườn chôm chôm miền Tây
Theo nhiều nhà vườn, khi chôm chôm đến giai đoạn hình thành trái, đàn ruồi vàng không biết từ đâu bay đến, bám vào trái, sau đó chích sâu vào thịt bên trong.
Những vết thương trên sẽ bị thối dần rồi lan ra cả trái.
Những trái này sẽ rơi rụng trên nền đất vườn sau vài ngày.
Cận cảnh trái chôm chôm bị ruồi vàng tấn công: Sau khi bị chích, phần thịt bên trong bị thối còn phần vỏ trái sẽ chuyển sang màu đen.
Theo tính toán của người dân, mỗi ha vườn chôm chôm bị thiệt hại nhẹ nhất là khoảng 30% năng suất, nặng nhất là khoảng 45% năng suất.
Biện pháp trước mắt mà bà con đối phó với loại ruồi này là mua thuốc bảo vệ thực vật về phun lên chai nhựa.
Sau đó lấy chai nhựa treo trong vườn dẫn dụ ruồi vàng lại.
Cũng có nhiều hộ dân mua thuốc diệt sâu rầy về phun mỗi tuần một lần.
Tuy nhiên, hai cách làm này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.
Chỗ trái chôm chôm bị ruồi vàng chích sẽ xuất hiện hàng loạt con giòi với kích thước nhỏ.
Chôm chôm rơi rụng đầy vườn vì bị ruồi vàng tấn công.
Theo các nhà khoa học, thực tế, ruồi vàng chích vào thịt trái chôm chôm là để đẻ trứng, trứng sẽ nở thành giòi.
Mỗi lần chích, ruồi vàng có thể đẻ vài chục trứng.
Nếu bị vài vết chích, mỗi trái chôm chôm có thể có đến cả trăm con giòi. Sau đó, giòi sẽ phát triển thành những con ruồi vàng, tiếp tục tấn công vườn chôm chôm.
Người dân bôi thuốc lên chai nhựa treo ngoài vườn dẫn dụ ruồi.
Ruồi vàng phát hiện có mùi hấp dẫn sẽ đến đậu và bị ngộ độc thuốc chết hàng loạt.
Tình trạng ruồi vàng tấn công cũng là lý do để các thương lái giảm giá thu mua hoặc không mua.
Để khẳng định vườn nhà ít có ruồi vàng, trái chín đẹp, nhiều hộ dân treo bảng vườn “có xịt thuốc”.
Ông Khưu Văn Út – Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất chôm chôm theo VietGap ấp Vĩnh Lộc (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) cho biết: “Năng suất vườn chôm chôm của gia đình bị giảm hơn 30% năng suất vì bị ruồi vàng.
Thời gian qua đã phun xịt liên tục 4 lần với nhiều loại thuốc nhưng không diệt được loại ruồi này.
Đối tượng gây hại này làm nông dân chúng tôi muốn khùng luôn rồi”.
Ông Trần Hữu Trí – Tổ trưởng Tổ hợp tác Chôm chôm Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Khoảng 500kg chôm chôm thành phẩm thì có đến 300kg bị hư do ruồi vàng gây ra.
Chúng tôi làm theo VietGap nên không thể phun thuốc được nhiều nên ruồi vàng tấn công rất nhiều.
Các vườn không làm theo VietGap thì bị thiệt hại ít hơn vì phun thuốc liên tục”.
Ông Bùi Thanh Liêm – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho biết, ngành chức năng đã tổ chức thông báo bà con phun xịt đồng loạt loại ruồi vàng, thế nhưng bà con không đồng lòng.
“Có người phun trước, có người phun sau, có người cũng không phun xịt nên ruồi di chuyển từ vườn này qua vườn khác, không tiêu diệt được.
Chúng tôi không thể diệt hết loại ruồi này nhưng sẽ cố gắng tìm các giải pháp để hạ mật độ số ruồi vàng đến mức thấp nhất có thể” – ông Liêm nói.
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta cần tận dụng tốt cơ hội và những lợi thế để nâng cao giá trị gia tăng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành hàng trái cây, rau củ nói riêng.
Ông Châu Công Bằng, PGĐ Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, tỉnh đang xúc tiến triển khai dự án nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế, với 6 hợp phần
Trong những năm qua, nhờ chuyển đổi sang trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả mà nhiều nông hộ ở huyện Phong Điền đã cải thiện được doanh thu đáng kể so với độc canh cây lúa như trước đây.
Qua thực tiễn trên đồng ruộng, SV 181 có những tính năng vượt trội như TGST ngắn ngày (87 ngày), sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, bộ lá đứng màu xanh nhạt. Bông to, xếp gié dày, nhiều hạt (160 - 180 hạt chắc/bông).
Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức hội nghị khoa học Tổng kết nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ SX giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng nghiên cứu giai đoạn 2016 - 2020.