Hơn 13.700ha tôm nuôi bị thiệt hại
Từ đầu năm đến nay, diện tích tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bị thiệt hại 13.732ha. Trong đó, tôm nuôi bị thiệt hại từ 30 - 70% trên 10.660ha, thiệt hại trên 70% là trên 3.000ha.
Trước tình hình trên, Phòng NN&PTNT các huyện, thành phố cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn bà con cách xử lý, cải tạo ao đầm để kịp xuống giống vụ nuôi mới. Đến nay, đã khắc phục hơn 10.100ha diện tích bị thiệt hại.
Từ nay đến cuối năm, ngành chức năng sẽ tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm, giúp bà con áp dụng vào thực tiễn, hạn chế rủi ro.
Có thể bạn quan tâm
Từ năm 2004 đến nay, Trung tâm giống Đà điểu Khatoco Ninh Hòa thuộc Tổng Công ty Khánh Việt đã mở rộng quy mô nuôi Đà điểu “khổng lồ” tại 3 xã Ninh Phụng, Ninh Thân và Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) với tổng đàn 15.000 con, trong đó có 850 con giống bố mẹ, cung cấp con giống, thịt cho địa phương và các tỉnh lân cận.
Mặc dù các ổ dịch trên đàn gia súc thời gian qua được phát hiện sớm, dập tắt kịp thời nhưng theo dự báo của ngành chuyên môn tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
Sau khi có quyết định giải tỏa để xây dựng Tổ hợp nhiệt điện Vân Phong, từ năm 2009, nông dân xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã chủ động tìm kiếm vùng đất mới để phát triển cây tỏi. Nhiều vùng đất đồi, trồng cây kém hiệu quả đã được tận dụng và trở thành vùng chuyên canh cây tỏi đem lại lợi nhuận cao.
Đến nay, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã có hơn 586 ha chè, trong đó có hơn 400 ha chè kinh doanh, cho sản lượng trung bình gần 700 tấn, giá búp tươi bình quân đạt 6.500 đồng/kg.
Đến ngày 27/8/2013, bà con nông dân xã Đông Hải (Trà Vinh) đã bước vào thu hoạch bắp giống đợt 1, với sản lượng 65 tấn. Anh Huỳnh Thanh Hải, ấp Hồ Thùng trồng 1 hécta bắp giống cho biết: thời tiết vụ này khá thuận lợi nên cây bắp giống phát triển tốt, năng suất bình quân khoảng 7 đến 8 tấn/hécta, cao hơn vụ trước khoảng 1 tấn đến 1,5 tấn/hécta.