Tận mục nhà ở 3.000m2 cho 7.400 con gà
Ngoài trại gà giống của gia đình, ông Dừa còn chủ động xây dựng hệ thống các trại vệ tinh cung cấp trứng cho lò ấp với số lượng hơn 10.000 gà bố mẹ sinh sản.
Hiện tại, lò ấp trứng của gia đình anh cho ra lò trên 2 vạn con giống/đợt, sau 3 ngày lại có 1 đợt xuất bán.
Mỗi năm, cơ sở của anh cung cấp cho thị trường trên 200 vạn con giống gà chọi lai Lương Phượng.
Giá thu mua trứng đưa vào lò ấp là 6.300 đồng/quả, giá bán gà giống 1 ngày tuổi là 12.500 đồng/con.
Sau khi trừ chi phí, anh thu lãi mỗi năm từ 800 triệu đến hơn 1 tỷ đồng.
Khu nuôi chung được thiết kế hợp lý để tiện chăm sóc cũng như thu hoạch trứng.
Thị trường tiêu thụ gà chọi lai Lương Phượng trải khắp các địa phương như Chí Linh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình…
1.Chuồng nuôi gà bố, mẹ
Toàn bộ trang trại nuôi gà lai chọi bố, mẹ rộng trên 3.000m2, được anh Dừa thiết kế hiện đại để nuôi gần 7.000 con/mỗi năm nhằm đảm bảo lượng trứng cho 10 lò ấp của gia đình.
Trong chuồng nuôi có đủ các khu riêng biệt, khu nhân nuôi gà trống lai chọi, khu nuôi chung gà bố mẹ, khu gà đẻ trứng…, đều được thiết kế hợp lý, thuận tiện cho chăn sóc và thu hoạch trứng.
2.Khu lò ấp, nở
Khu ấp, nở gồm 10 lò, trong đó có 8 lò công suất 1,6 vạn/đợt, và 2 lò trên 2 vạn/đợt.
Đây là các lò do anh Dừa đầu tư cải tạo hệ thống điện dân dụng cho lò ấp và tự mua linh kiện về thiết kế và lắp ráp máy ấp công suất 16.000 quả/máy, với giá thành 40 triệu đồng/máy (mỗi máy anh tiết kiệm được 50% chi phí mua, nhập lò ấp từ nước ngoài về).
3. Khay đựng trứng
Theo anh Dừa, trung bình mỗi lò có 106 khay, mỗi khay có thể chứa 150 quả trứng, thay bằng các khay bằng gỗ như trước đây, các lò được anh thiết kế mới đều bằng nhựa vào khoảng cách mỗi khay rất đều nhau, tạo độ thông thoáng, đảm bảo mỗi lần đảo lò, trứng lật đều, tỷ lệ nở đạt cao hơn các lò truyền thống.
4. Không gian trang trại
Để đảm bảo môi trường sạch, trang trại được anh Dừa thiết kế theo phong cách hiện đại, và trồng nhiều cây ăn quả, bóng mát tạo không gian xanh cho các khu chuồng.
5. Khu chuồng đẻ trứng
Trong khu chuồng nuôi gà bố, mẹ, được anh Dừa phân tách từng ô riêng, trong mỗi ô có sự kết hợp với số lượng gà trống, mái phù hợp khoảng trên dưới 200 con/ô chuồng, và có 2 chuồng gỗ tương ứng với 12 ô/1 chuồng để gà vào để trứng.
6. Chăm sóc, phòng bệnh cho gà giống mới nở
Sau mỗi đợt nở, gà giống tại các lò được thu ra các khay nhựa to chăm sóc cẩn thận vào khu chuồng úm, cho ăn cám viên nhỏ công nghiệp và được tiêm phòng vac xin ngay trước khi xuất bán cho khách.
7. Hệ thống sưởi, cung cấp nhiệt cho lò ấp
Để đủ nhiệt độ cho gà ấp nở, đạt tỷ lệ cao, mỗi lò ấp anh Dừa lắp đật 2 dây maiso tương ứng với nhiệt độ khoảng 2.000W, với mỗi dây là 1.000W.
Anh Dừa cho biết, đây là khâu khá quan trọng, nếu bà con không chú ý, lắp dây Maiso nhiệt độ kém, không đủ cung cấp cho lò ấp là rất dễ gặp thất bại.
8. Hệ thống quạt thông gió
Để tạo độ thông thoáng, sách môi trường, trong khu vực lò ấp anh Dừa lắp đặt một hệ thống quạt thông gió, với 2 chiếc công suất đáp ứng trên 3.000W, vào mùa nắng nóng đảm bảo trong lò luôn mát.
Tuy nhiên, vào những lúc trời tối mát, hoặc mùa thu, đông nên bật nhở quạt để giảm chi phí điện.
9. Hệ thống phun nước tự động
Trang trại được anh Dừa thiết kế theo hướng hiện đại, đảm bảo chuồng trại mát về mùa hạ và ấm vào mùa đông.
Xung quanh được bao phủ bằng không gian xanh của các cây ăn quả, các mái che vào mùa hè được phun nước tự động thường xuyên, môi trường trong chuồng được xử lý bằng đệm lót sinh học và thuốc vi sinh.
10. Hệ thống máy phát điện dự phòng
Để đảm bảo hệ thống điện được thông suốt cung cấp cho lò ấp và khu chuồng chăn nuôi gà bố, mẹ, anh Dừa đầu tư luôn 1 phòng phát điện với các loại máy phát cỡ lớn để dự phòng.
“Nếu kinh doanh lò ấp, nở gà giống nói chung và gà lai chọi nói riêng mà không có hệ thống máy phát điện dự phòng, khi có bão, gió, hoặc gặp sự cố mất điện cung cấp cho lò ấp và khu chuồng nuôi, thì việc thiệt hại là không thể tránh khỏi” – anh Dừa chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Mặt hàng cá tra trong nhiều năm trước đã tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho khu vực ĐBSCL. Con cá tra đã từng “giúp” người dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu cá tra liên tục vướng trong vòng xoáy chất lượng, giá thành đầu ra và tiêu chuẩn xuất khẩu.
Trước đây, tổng đàn vịt ở Đồng Nai chỉ gần 200 ngàn con, nuôi theo hình thức thả ao, chạy đồng. Nhưng đến đầu tháng 1-2015, tổng đàn đã tăng lên trên 500 ngàn con. Trong đó, đa phần vịt được nuôi nhốt trong chuồng trên cạn theo dạng công nghiệp. Cách nuôi này giúp vịt nhanh lớn, chỉ gần 2 tháng có thể xuất chuồng. Nhiều người cho rằng vịt nuôi công nghiệp ở Đồng Nai không còn là thủy cầm mà nên gọi là gia cầm.
Dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc vừa xảy ra tại huyện Ngân Sơn đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Tỉnh Bắc Kạn đã chính thức công bố dịch, hiện nay ngành chức năng và các địa phương đang tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm dập dịch và ngăn chặn sự lây lan.
Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.
Đây là một những những quy định được Bộ Công Thương đưa ra trong Quyết định mới ban hành về lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo giai đoạn 2015 - 2020.