Khoai Tây Đà Lạt Khan Hàng

Ngày 9/11 vừa qua, tại chợ Đà Lạt, khoai tây Đà Lạt loại 1 đang được bán với giá 35.000đ/kg, các loại xấu hơn có giá bán không dưới 28.000đ/kg, cao gấp hơn 3 lần so với thời điểm cách đây 2 tháng.
Nguyên nhân là do vụ khoai trái mùa vừa qua tại Đà Lạt có mưa nhiều khiến nhà vườn không thể xuống giống, hoặc có trồng nhưng bị hư hỏng nặng. Khan hiếm hàng đã khiến giá khoai tây Đà Lạt tặng vọt.
Trong khi đó, theo các tiểu thương tại chợ Đà Lạt, đây là thời điểm mặt hàng cùng loại của Trung Quốc được thương lái ồ ạt nhập về Đà Lạt với giá chỉ từ 5.000-6.000đ/kg. Sau khi phân loại vàphết đất đỏ, nhiều thương lái giới thiệu đây là khoai tây Đà Lạt rồi xuất đi các tỉnh, thành tiêu thụ, thị trường lớn nhất là TP. HCM.
Theo Chi Cục quản lý thị trường Lâm Đồng, thời gian qua đã phát hiện hàng chục tấn khoai tây có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập về Đà Lạt. Vào thời điểm tiến hành kiểm tra, chủ những lô hàng này đều xuất trình được các loại giấy tờ hợp pháp nên không bị xử lý hành chính.
Tuy nhiên, qua “thủ thuật”phết đất đỏ Đà Lạt vào khoai Trung Quốc, khi xuất đi các nơi tiêu thụ, loại khoai này đều được giới thiệu là khoai tây Đà Lạt bán với giá tương đương hoặc thấp hơn vài nghìn đồng/kg so với khoai tây Đà Lạt chính hang.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/khoai-tay-da-lat-khan-hang-201411120953536074ca39.chn
Có thể bạn quan tâm

Anh Đinh Vũ Hải (39 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình nuôi tôm trong nhà kính đầu tiên ở Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL.

Được thuê đất với diện tích gần 2.000 m2, ông Nguyễn Công Nguyên (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng chuồng trại, quy hoạch nuôi các con nuôi đặc sản: Lợn rừng, lợn Mường, baba, gà thuốc, gà Lương Phượng, gà Hoàng Gia, chim bồ câu… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chiều 11-4, theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, những năm gần đây diện tích trồng đậu nành ở các tỉnh ĐBSCL giảm liên tục. Nếu như năm 2009, toàn vùng có hơn 8.932ha đậu nành được trồng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, TP Cần Thơ…, nay giảm chỉ còn 2.967ha. Trong đó, nhiều nơi trồng đậu nành trọng điểm như huyện Lai Vung, Lấp Vò (Đồng Tháp); huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)… nông dân ào ạt bỏ cây đậu nành chuyển sang trồng cây khác.

Cách đây hơn 5 năm, khi con tôm thẻ chân trắng mới về xã miền biển Trung Giang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) và mang lại thu nhập rất cao cho vài hộ gia đình đã tạo ra “cơn sốt” trong nuôi trồng thủy sản ở địa phương này. Một số người trước đây vốn chỉ quen ra khơi vào lộng, quen nuôi tôm sú, nuôi cua vội gom góp vốn liếng, đất đai để chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng với hy vọng đổi đời nhanh chóng.

Trong khi nhiều chủ trang trại nuôi lợn khác đang phải đau đầu với bài toán lỗ lãi do giá thịt lợn bấp bênh, trang trại của chị Trần Thị Thuấn Hoa ở xã Nam Cường (huyện, Tiền Hải, Thái Bình) vẫn có thu nhập hơn 60 tỷ đồng, lợi nhuận 6 tỷ đồng mỗi năm.