Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò
Publish date: Monday. October 12th, 2015

Ủ chua rơm rạ: Hố ủ cần xây chắc chắn, ở nơi cao ráo, dễ che đậy kín, thuận tiện việc ủ và lấy ra, có thể xây bằng gạch hoặc có thể dùng túi nylon dày và to để ủ.

Kích thước tùy thuộc vào lượng rơm rạ cần ủ, cứ 1m3 hố ủ được 100kg rơm, hố ủ nên hẹp chiều ngang để dễ nén rơm.

Nguyên liệu để phối trộn và cách ủ: rơm khô 100kg, nước sạch 100 lít, đạm ure 4kg, cám gạo 2kg, thùng tưới có gương sen, tấm che.

Hòa ure vào nước theo từng lần với lượng ure và nước bằng nhau (ví dụ 10kg ure + 10 lít nước), rắc đều cám vào rơm, cho dung dịch ure vào thùng gương sen và tưới đều lên từng lớp rơm trong hố ủ, vừa tưới vừa dẫm để nén chặt rơm trong hố, tưới từ từ để dung dịch ure ngấm đều vào rơm.

Che đậy thật kín miệng hố ủ.

Rơm ủ được khoảng 2 - 3 tuần thì lấy ra cho trâu bò ăn, lấy ra đến đâu cho ăn hết đến đấy, lấy theo từng góc hố ủ, tải ra nơi thoáng mát khoảng 30 phút cho bớt mùi nồng mới cho bò ăn.

Đậy kín miệng hố để không lọt khí và lấy tiếp lần sau.

Rơm ủ tốt sẽ có màu nâu sáng, không khô, không ướt, mềm, có mùi NH3 đậm đặc, đáy hố không có nước đọng.

 

Trình diễn máy băm phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc tại xã Tây Thuận - Tây Sơn.

Ủ chua ngọn lá mía: 100kg ngọn lá mía còn tươi xanh sau thu hoạch, 10kg cám gạo hoặc bột mì, 0,5kg muối ăn.

Kích thước hố hoặc túi ủ: dài 2m, rộng 1m, sâu 1,5m, có sức chứa khoảng 3m3, hố xây đôi (2 ngăn).

Dùng máy băm chuyên dùng để băm ngọn lá mía ra từng đoạn dài 3 - 5cm, phần búp ngọn hơi cứng nên cần đập dập trước khi băm; trộn đều hỗn hợp 3 nguyên liệu nói trên rồi cho vào hố hoặc túi ủ theo từng lớp dày khoảng 20cm, cho vào đến đâu nén chặt đến đấy cho tới khi đầy, phủ kín miệng hố hoặc buộc chặt miệng túi ủ để đảm bảo thật kín (yếm khí).

Sau ủ 2 - 3 tuần lấy ngọn lá mía cho bò ăn, lấy đủ lượng cho ăn theo bữa, đậy kín miệng hố để lấy lần sau. Một con bò trưởng thành có thể ăn 15 - 20 kg/ngày đêm nếu nuôi nhốt; 5 - 10 kg/ngày nếu kết hợp chăn thả.

Ủ chua thân ngọn lá mì: 100kg thân ngọn lá mì còn tươi xanh + 10kg cám gạo hoặc bột mì + 0,5kg muối ăn.

Kích thước hố hoặc túi ủ như trên. Băm nhỏ thân, ngọn, lá mì bằng máy băm chuyên dụng, trộn đều các nguyên liệu trên rồi cho vào hố (túi) ủ theo từng lớp dày khoảng 20cm, cho vào đến đâu nén chặt đến đấy cho đến khi đầy, phủ kín miệng hố.

Sau khi ủ khoảng 2 - 3 tuần thì lấy ra cho bò ăn, lấy lượng vừa ăn hết theo bữa, đậy kín miệng hố hoặc buộc chặt miệng túi để dùng lần sau.

Lượng cho ăn một ngày đêm với bò trưởng thành từ 5 - 10 kg/con kết hợp với cho ăn cỏ cắt hoặc chăn thả.


Related news

Xuất khẩu thủy sản đạt trên 20.000 tấn Xuất khẩu thủy sản đạt trên 20.000 tấn

Tính đến thời điểm này, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đạt trên 20.000 tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2014 (trong đó tôm đông lạnh đạt trên 19.600 tấn).

Thursday. August 27th, 2015
Nghịch lý cá tra xuất khẩu rẻ hơn bán trong nước Nghịch lý cá tra xuất khẩu rẻ hơn bán trong nước

Cá tra phile đông lạnh xuất khẩu chỉ 56.000 đồng – 60.000 đồng/kg nhưng bán tại Hà Nội là 70.000 đồng – 80.000 đồng/kg.

Thursday. August 27th, 2015
Giá tôm nguyên liệu trong nước đã tăng từ 5-10% Giá tôm nguyên liệu trong nước đã tăng từ 5-10%

Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Ngọc Trí (Ngọc Trí Seafood) cho biết trong 7 tháng đầu năm nay kim ngạch XK tôm của công ty đạt khoảng 40 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ nam 2014. Thời gian này các thị trường NK tôm như Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu tăng sức mua để phục vụ các dịp lễ cuối năm nay.

Thursday. August 27th, 2015
Ngành chăn nuôi sản xuất quy mô lớn nhiều ưu đãi vẫn kém hấp dẫn Ngành chăn nuôi sản xuất quy mô lớn nhiều ưu đãi vẫn kém hấp dẫn

Đến nay, những quy định mang tính ưu đãi cao trong Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn liên quan đến ngành chăn nuôi vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Đầu vào là vậy, giải quyết căn cơ khâu đầu ra vốn nhiều gian nan có thể là câu trả lời cho vấn đề.

Thursday. August 27th, 2015
Nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp - Nghệ An Nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp - Nghệ An

Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp, Nghệ An) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.

Thursday. August 27th, 2015