Tam Hiệp (Châu Thành) Thành Lập Tổ Hợp Tác Rau An Toàn

Ngày 25-11, xã Tam Hiệp tổ chức lễ thành lập Tổ hợp tác rau an toàn.
Đến dự có ông Huỳnh Hữu Hiệp, đại diện Chi cục phát triển nông thôn tỉnh; ông Huỳnh Hữu Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; đại diện Trạm Khuyến nông huyện; bà Dương Thị Ngọc Yến, Chủ doanh nghiệp Ngọc Ánh, đơn vị hợp đồng thu mua sản phẩm.
Tại buổi lễ, các đại biểu được nghe giới thiệu quá trình xây dựng và hình thành Tổ hợp tác rau an toàn, thông qua bản dự thảo hợp đồng thu mua giữa tổ hợp tác và nhà doanh nghiệp (thời gian thực hiện hợp đồng từ năm 2014 đến 2019).
Việc thành lập Tổ hợp tác rau an toàn nhằm tạo điều kiện giúp nông dân sản xuất rau an toàn có đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo tăng thu nhập cho tổ viên, an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng. Tổ hợp tác có 21 thành viên, anh Huỳnh Minh Cường được tín nhiệm giữ chức vụ Tổ trưởng.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201411/tam-hiep-chau-thanh-thanh-lap-to-hop-tac-rau-an-toan-564028/
Có thể bạn quan tâm

Theo chân các cán bộ của Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình (TBS) đi kiểm tra SX các giống lúa thuần TBR225, BC15, TB45; lúa lai Thái Xuyên 111...; chúng tôi được chia sẻ niềm vui được mùa của nông dân xứ Nghệ.

Trung tâm Khuyến nông Lai Châu đã và đang triển khai dự án phát triển cây ăn quả ôn đới tại các xã Giang Ma, Hồ Thầu, Nùng Nàng của huyện Tam Đường.

“Mô hình thanh long ruột đỏ (tím hồng) ở ấp 1, xã Long Điền Đông A, đã khẳng định được hiệu quả. Đến nay đã có 5 hộ trồng, trong đó hộ ông Nguyễn Văn Hiền trồng 450 trụ, thu lợi nhuận 60 triệu đồng/năm”, ông Trần Hùng Cường, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết.

Những năm qua, người dân huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nên chưa khai thác hiệu quả tiềm năng tăng trọng của bò, thời gian nuôi kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

Hiện nay, việc ứng dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp làm cho phụ phẩm rơm rạ sau khi thu hoạch bị phun rải trên đồng ruộng khiến việc thu gom rất khó khăn. Bên cạnh đó, để giảm chi phí sản xuất, ở một số địa phương, bà con tiến hành đốt rơm để vệ sinh đồng ruộng, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí. Do vậy, việc đầu tư thiết bị máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết.