Tầm Gửi Sống Ký Sinh Gây Hại 200 Ha Điều

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.
Những cây điều bị tầm gửi ký sinh sinh trưởng kém, lá xơ xác, cành trơ trụi, không có khả năng ra hoa, đậu trái. Một số hộ phải chặt bỏ vườn điều để thay thế cây trồng khác vì không thể thu hoạch khi mật độ tầm gửi ký sinh nhiều và lây lan khắp vườn.
Ông Lê Văn Hưng ở ấp 3 cho biết, gia đình có 2 ha điều xen cà phê đã cho thu hoạch trên 10 năm, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, cây tầm gửi ký sinh khắp vườn điều. Ông đang định chặt bỏ hết diện tích điều. Rất may cây cà phê trồng xen dưới tán điều không bị tầm gửi gây hại.
Theo ông Nguyễn Hồng Phước, Trưởng ấp 3, tầm gửi ký sinh vào cây điều từ 3-4 năm trở lại đây. Trước đây, tầm gửi chỉ xuất hiện tại những vườn cạnh rừng, nhưng khi diện tích rừng càng thu hẹp thì tầm gửi lại xuất hiện nhiều trên cây điều, khiến năng suất điều giảm 30-80%.
Trạm Khuyến nông huyện Đồng Phú đã khuyến cáo nông dân thực hiện các biện pháp thủ công, thăm vườn thường xuyên. Khi phát hiện có tầm gửi phải cắt, gỡ bỏ khỏi các cành điều và thu gom xử lý, nhằm hạn chế sự lây lan của ký sinh tầm gửi, bảo vệ vườn điều.
Có thể bạn quan tâm

Từ góc độ khoa học trên, liên hệ với thực tế SX ngô trong các vụ xuân và HT ở các tỉnh phía Bắc nước ta có thể xác định ra 3 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ngô không hạt.

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng nhanh, và xu hướng tăng này đã bắt đầu từ vài hôm trước. Nhiều dự báo cho rằng khả năng lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt với khối lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký nhưng chưa giao còn hơn 2 triệu tấn.

Anh Đỗ Thanh Bình ở ấp Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) nhiều năm liền là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã. Nhờ thực hiện mô hình trồng rau an toàn (RAT), gia đình anh Bình đã vươn lên khá giả.

Với gần 4 ngàn hécta, mía là một trong những cây trồng có diện tích lớn của Đồng Nai. Nhưng vài năm trở lại đây, nông dân kém mặn mà với cây mía vì hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi nông dân loay hoay với bài toán tìm cây trồng hiệu quả hơn, thì các nhà máy chế biến đường lại lo vì thiếu nguyên liệu sản xuất.

Cuối cùng thì cây mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cũng vượt qua những áp lực lớn về giá tiêu thụ, về sự bùng phát của nghề nuôi tôm thẻ, để tiếp tục duy trì diện tích gieo trồng gần 8.000ha ở niên vụ mía 2014-2015. Tuy nhiên, về lâu dài, cây mía có còn là cây trồng chủ lực trên đất cù lao hay không vẫn chưa có câu trả lời.