Không Chỉ Rẻ Mà Còn Không Bán Được
Nhìn rẫy màu tốn bao công sức chăm sóc mà anh Liêu Quang ở ấp Sô La 1, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) thấy xót ruột, vì 1 kg bắp cải de chỉ bán được 1.000 đồng, tính ra mỗi ký lỗ gần 2.000 đồng.
Mỗi ngày lái chỉ đặt mua 100 kg, nên hơn nửa tháng nay anh Quang chỉ bán được gần nửa rẫy, số còn lại đang héo dần do quá lứa. Không chỉ rẫy của anh Quang mà các rẫy màu khác cũng như vậy. Anh Quang cho biết: “Giá bán các loại rau hồi trước tết đến giờ quá thấp, ai trồng cũng bị lỗ.
Như của tôi bán chỉ có 1.000 đồng, lỗ nhiều mà còn không bán được. Một ngày họ tới đặt mua 100kg, nếu nhiều hơn thì họ bỏ hư hết. Năm nay thất giá quá nặng”.
Giá cải bắp hiện chỉ còn 1.500 đồng/kg. Loại màu này vừa khó trồng, chi phí cao hơn nhiều so với các loại rau khác nên người trồng cải bắp lỗ khoảng 3.000 đồng/kg. Bà con trồng màu ở xã Đại Tâm và Tham Đôn cho biết: đây là năm giá các loại rau màu giảm thấp nhất, không chỉ vậy, các vựa rau ở Sà Lôn hay các điểm chợ thu mua cũng rất hạn chế, cho dù có trúng mùa thì năng suất cũng giảm do quá lứa, hư hỏng nhiều.
Ở vùng chuyên màu khác như ấp Cần Giờ 2, xã Tham Đôn, nhiều hộ trồng màu thực phẩm cũng chịu cảnh thua lỗ nặng, nhiều hộ không cần thu hoạch. Những rẫy trồng rau tần ô hồi trước tết bán được trên 10.000 đồng/kg, thì những ngày cận tết đến nay chỉ bán được 1.500 - 2.000 đồng/kg, nên bà con không thu hoạch.
Ông Lý Chí Hùng ở ấp Sô La 1, xã Tham Đôn cho biết: “Nông dân có đất thì phải làm, trồng lúa, trồng màu quanh năm. Trồng thì cứ trồng nhưng giá thấp cũng phải trồng chớ biết làm sao”. Ông Thái Xuân Đồng cũng ở ấp Sô La 1 cho biết: “Nông dân làm ăn hên xui. Khi có giá thì mừng, không có giá thì chịu chớ đâu có ai thông tin dự báo gì đâu. Làm ăn cứ làm thôi chớ còn không biết làm sao”.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị chuyên đề về cây màu trong tỉnh, để có những định hướng phát triển bền vững cho các vùng chuyên màu, hay phát triển mô hình luân canh cây màu để giúp nông dân tăng cao giá trị sử dụng đất.
Trong đó, yếu tố thông tin dự báo thị trường được đề cập nhưng giải pháp này chưa được triển khai. Sóc Trăng có trên 20.000 ha chuyên trồng màu, phần lớn là màu thực phẩm. Tuy giá trị từ cây màu rất lớn, nhưng nông dân phải đối phó với tình trạng được mùa rớt giá đầy khó khăn.
Ông Lý Thâm - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Tôi thấy rằng giá trị cây màu rất lớn, có điều là tràn lan, tự phát nên nhiều bà con làm ăn bị thua lỗ. Hội nghị nên có hướng tìm biện pháp liên kết, nhất là ngành công thương phải có thông tin dự báo để nông dân đầu tư, hoặc hạn chế. Có vậy thì nông dân mới giảm rủi ro”.
Ở huyện Cù Lao Dung, giá mía giảm thấp nhiều nông dân chuyển sang trồng củ sắn, cũng chỉ bán được 2.000 đồng/kg, người trồng lỗ từ 1.500 -2.000 đồng/kg, nên bà con tỏ ra ngao ngán,vì tránh thua lỗ từ cây mía nhưng rồi lại bị lỗ nặng do trồng củ sắn.
Có thể bạn quan tâm
Trong nhiều năm qua, thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này liên tục năm sau cao hơn năm trước. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD và trở thành một trong bốn quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới.
Số lượng đàn gia súc của tỉnh Yên Bái liên tục giảm qua từng năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân đó là do bãi chăn thả bị thu hẹp, nguồn thức ăn cho đàn gia súc hạn chế. Vì vậy, muốn tăng đàn, phát triển chăn nuôi, trước mắt cần khắc phục tình trạng thiếu bãi chăn thả.
Tôm nuôi nước lợ tại các vùng nuôi tôm trọng điểm thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL đang vào thời điểm thu hoạch cuối vụ, sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, nghịch lý lại xảy ra: Giá tôm lại giảm mạnh khiến những nông dân nuôi tôm sắp bước vào giai đoạn thu hoạch lo lắng.
Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.
Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ phát triển đã làm suy giảm mạnh nguồn lợi, hiệu quả khai thác. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được kỳ vọng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.