Điều Xuân Lộc Nhiều Hứa Hẹn

Sau tết, nông dân trồng điều ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đang khẩn trương ra đồng dọn vườn, cào và đốt lá, chuẩn bị một mùa thu hoạch khá nhờ thời tiết thuận lợi với cây điều.
Vườn điều của anh Hứa Văn Quốc ở ấp Bàu Sen, xã Xuân Trường đã có trên 10 năm tuổi, nhưng nhờ chăm sóc tốt nên luôn đạt năng suất và bán được giá cao hơn so với nhiều hộ trong vùng. Năm nay, do thời tiết khá thuận lợi nên hoa điều bung nở đồng loạt, tỷ lệ đậu trái cao. Dự kiến, gần 1 hécta điều nhà anh năm nay có thể đạt sản lượng trên 3,5 tấn, cao hơn gần 1 tấn so với vụ điều trước.
Xuân Lộc là một trong những địa phương có diện tích điều lớn của tỉnh với gần 12 ngàn hécta, tập trung ở các xã: Xuân Trường, Xuân Tâm, Xuân Hưng và Suối Cát... Mùa điều năm 2013 thời tiết không thuận nên đa phần các vườn điều lâu năm đều bị giảm năng suất từ 20-50% so với mọi năm. Song cũng có một số vườn chỉ giảm nhẹ (khoảng 20%) nhờ người trồng biết xử lý ra hoa sớm nên giữ được năng suất.
Những năm qua, cây điều đã giúp cho nhiều bà con nông dân ở Xuân Lộc nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhiều nông dân còn liên kết lại và thành lập nên các câu lạc bộ năng suất cao để trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, đồng thời hợp tác “tạm trữ” điều nhân để đẩy giá lên.
Niên vụ điều năm 2014 này, xã Xuân Trường có trên 1.200 hécta điều, chiếm 10% toàn huyện. Năm nay các vườn điều đều trổ hoa và đậu trái khá, có những vườn điều xử lý ra hoa sớm, đến nay đã bắt đầu cho thu hoạch. Giá hạt điều đầu vụ cũng cao hơn năm trước (hơn 20 ngàn đồng/kg) nên các hộ dân trồng điều đang kỳ vọng một vụ điều có thu nhập cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.

Từ năm 2011 trang trại nuôi lợn công nghiệp của anh Lại Văn Nhân (Cty TNHH Thái Việt) xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) đã áp dụng theo công nghệ Thái Lan. Ông Phạm Ngọc Vĩnh, trưởng quản lý trang trại cho biết, năm 2012, mặc dù giá lợn thương phẩm biến động nhưng Cty vẫn ổn định sản xuất, xuất bán được hơn 300 tấn thịt lợn thương phẩm và hơn 5.000 con giống lợn ngoại chất lượng cao. Trừ các chi phí sản xuất, Cty thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm. Hiện tại, Cty đang chuẩn bị đàn lợn nái hậu bị với 2.800 con lợn giống Duroc.

Với 560/580 ha cho thu hoạch, sản lượng nhãn toàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) năm nay ước đạt hơn 2 nghìn tấn, tương đương năm ngoái, tập trung ở các xã: Đan Hội, Cẩm Lý, Huyền Sơn, Lục Sơn.

Mới xuất hiện tại TPHCM chưa đầy hai tuần, đại lý chưa kịp khai trương, giá bán cũng khá cao (40.000-45.000đ/kg) nhưng hàng tấn gạo thảo dược (ảnh) đã được bán hết với lý do sản phẩm này có chất kháng ung thư.