Tẩm bổ cho lợn sạch bằng thuốc Bắc

“Tẩm bổ” cho lợn
Vừa dẫn khách tham quan trang trại, anh Chuyên vừa chia sẻ về quá trình đổi mới phương pháp chăn nuôi lợn sạch của gia đình. Năm 2006, gia đình anh bắt đầu nuôi lợn nhưng suốt những năm nuôi theo kiểu bán chuyên nghiệp kết quả chăn nuôi vẫn bấp bênh, không tìm được thị trường ổn định.
Anh Đỗ Văn Chuyên là người tiên phong của tỉnh Hưng Yên thực hiện mô hình chăn nuôi lợn sạch bằng thuốc Bắc.
Trong một lần đọc được bài báo về mô hình chăn nuôi lợn bằng thuốc thảo dược trên vùng đất Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, anh Chuyên lặn lội tới tận nơi với mong muốn được học tập tham khảo và được chia sẻ những bí quyết chăn nuôi lợn dùng thảo dược.“Khi trở về nhà, tôi nghĩ ngay đến việc áp dụng phương pháp mới này. Chỉ có mạnh dạn, dám đổi thay mới mong có kết quả tốt được” – anh Chuyên kể.
Nghĩ là làm, đầu năm 2013 anh Chuyên áp dụng cho lợn ăn thức ăn bằng thuốc bắc. Lúc đó, để có nguồn thức ăn cho lợn, anh đã đến các đại lý thuốc Bắc trong tỉnh để tìm mua đủ loại thảo dược, nhưng thấy giá thành không rẻ, anh đã nảy ra ý tưởng trồng các cây thuốc ngay trong khu trang trại của gia đình. Ban đầu, anh đã trồng 3 sào cây thảo dược kim ngân hoa. Kết quả sau 2 năm trồng, thu hoạch lá cây thoải mái làm thức ăn cho 100 con lợn thịt nên đã giúp giảm chi phí đầu tư thức ăn một cách rõ rệt.
Đàn lợn được ăn thuốc Bắc nên có sức đề kháng cao không mắc dịch bệnh và cho chất lượng thịt ngon hơn.
Về quy trình chăn nuôi, anh Chuyên cho hay: “Giai đoạn đầu, tức từ lúc lợn cai sữa đến khi đạt trọng lượng 50kg, vẫn chăm sóc và cho chế độ ăn bình thường giống cách nuôi lợn thông thường. Tới giai đoạn thứ 2, thì nới bắt đầu cho lợn ăn theo chế độ dinh dưỡng riêng, trong đó có sử dụng thuốc Bắc trong thành phần thức ăn”. Theo anh Chuyên, chế độ ăn riêng được áp dụng trong thời gian từ lúc lợn đạt 50kg đến lúc xuất chuồng bán, bởi đây là giai đoạn lợn bắt đầu sinh trưởng, phát triển mạnh nhất.
“Đó không phải là bí quyết to lớn gì cả. Thức ăn lúc này của lợn chủ yếu là cám được chế biến từ gạo, ngô, đậu tương trộn cùng với các loại thuốc Bắc như hoa kim ngân, bồ công anh, thổ phục linh, sơn tra. Đều là những thành phần dược liệu tốt cho sức khỏe con người, nếu được dùng làm thức ăn cho lợn cũng rất tốt. Cho lợn ăn thuốc Bắc, cũng là một cách phòng trị bệnh, giúp tăng sức đề kháng cho lợn. Nhờ đó, đàn lợn của nhà tôi luôn khỏe mạnh và không hề mắc các dịch bệnh”- anh Chuyên chia sẻ.
Khát vọng nuôi thịt lợn sạch
Hiện tại, trang trại lợn của anh gia đình anh Chuyên có diện tích hơn 300m2 với 20 lợn nái, 30 lợn thịt choai, 100 lợn con. Để xây dựng một thương hiệu thịt lợn sạch cung cấp cho khách hàng. Gia đình anh đã chọn cách chăn nuôi lợn theo mô hình khép kín bao gồm các khâu: Sản xuất giống, chăm sóc và xuất bán.
Thảo dược kim ngân hoa.
Anh Chuyên chia sẻ: “Lợn giống đầu tiên là được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ. Sau đó, tôi đã tự chọn, nuôi và chăm sóc lợn đến lúc xuất chuồng bán thịt. Bắt đầu khi lợn lái sinh con, phải luôn đảm bảo đủ độ ấm, chuồng trại sạch sẽ, có điều kiện tốt nhất để không dễ phát sinh các dịch bệnh”.
Khi đến tuổi xuất chuồng, lợn thịt thành phẩm được gia đình anh đóng túi và vận chuyển theo đơn đặt hàng đến các gia đình trong vòng bán kính 3km. Nhiều đơn đặt hàng liên tiếp được gửi đến như một động lực thôi thúc người nông dân này ôm khát vọng xây dựng một mô hình chăn nuôi giết mổ kinh doanh thịt lợn sạch để đáp ứng cho nhu cầu người tiêu dùng trong xã, trong tỉnh và trong cả nước.
“Ngày đầu tiên đi giao hàng, có rất nhiều người đã hỏi rằng sao tôi dám khẳng định thịt lợn nhà tôi là thịt lợn sạch. Lúc đó tôi đã khẳng định với họ, khi đem thịt lợn chế biến sẽ chỉ thấy mùi đặc trưng thơm của thịt, nước luộc thịt trong và có độ ngọt tự nhiên. Nếu không giống như lời tôi nói, họ có thể điện đến theo số tôi đã ghi trên bao bì”- anh Chuyên kể.
Trong năm 2014, Chi cục An toàn thực phẩm Hưng Yên đã 2 lần tới lấy mẫu kiểm định tại trang trại nuôi lợn của anh và đều kết luận, thịt lợn của gia đình anh Chuyên đạt tiêu chuẩn sạch, không hề có chất cấm, độc hại.
Hiện tại giá thịt lợn sạch nuô bằng thuốc Bắc của gia đình anh Chuyên bán ra thị trường chỉ có giá cao hơn khoảng 10.000 đồng/kg so với lợn thường như thịt ba chỉ 105.000 đồng/kg, thịt nạc 100.000 đồng/kg.
Theo tiết lộ của anh Chuyên, cứ với mỗi một con lợn sau khi bán xong, anh thu lãi được khoảng 1,5 triệu đồng. “Có những ngày đơn đặt hàng quá nhiều và nhà tôi không có đủ thịt để giao hàng. Hiện tại, một ngày mổ 1-2 con vẫn chưa ăn thua, tôi đang nghiên cứu sẽ mở rộng quy mô nuôi lên nhiều hơn nữa”- anh Chuyên cho biết.
Mong muốn của anh Chuyên là trong thương lai sẽ tăng quy mô đang, bởi theo anh hiện nhu cầu của người dân về chất lượng thịt sạch rất cao nhưng chưa thể đáp ứng hết được. Cũng vì thế, anh đang ôm ý định trong 3 năm phải xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm thịt lợn sạch.
Tiếp đó là chuyển sang nuôi các giống lợn thuần chủng, siêu nạc, siêu cao sản để có nguồn thịt cung cấp mỗi ngày. Anh cũng cho biết, tới đây anh sẽ mở rộng quy mô để trồng cây thảo dược nhằm cung cấp thức ăn sạch tại chỗ cho lợn. Thực tế đã chứng minh là chất lượng thịt tốt thì khách hàng sẽ ưa chuộng cao hơn.
Việc nuôi lợn bằng thuốc Bắc như cách làm của anh Chuyên tuy có chậm xuất chuồng so với các trang trại nuôi lợn công nghiệp 2 tháng, nhưng đổi lại mỗi con lợn lại cho chất lượng thịt ngon hơn, trọng lượng vẫn đạt trung bình đạt từ 100 – 120kg/con. Đặc biệt, giá bán của anh luôn cao hơn các hộ trong vùng với đầu ra luôn ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Dự án thực hiện ở 3 giai đoạn: cuối năm 2014 ươm giống, đầu năm 2015 triển khai thí điểm và trồng thực nghiệm (dự kiến khoảng 250 ha) các loài cây dược liệu bản địa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: Kim tiền thảo, gừng, hoài sơn, sen, tràm, rau đắng biển, xuyên tâm liên…

Để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang tính khả thi cao, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng đến năm 2020 khoảng 78.000 ha thuộc 79 xã của 9 huyện, sản lượng ổn định từ 1 - 1,1 triệu tấn/năm, xuất khẩu 250.000 tấn gạo/năm.

Ông Trương Văn Đúng, GĐ Trung tâm giống vật nuôi Sóc Trăng nói: Với khả năng SX con giống từ 3.500-4.000 con/năm nhưng trung tâm vẫn không đủ con giống bán.

Các cán bộ của Cục Chăn nuôi đã được đào tạo về LEGs và đến nay đã được cấp chứng nhận là giảng viên đào tạo LEGs do tổ chức LEGs cấp và là người trực tiếp giảng trong các lớp tập huấn. Học viên tham gia lớp tập huấn là các cán bộ thuộc các cơ quan Bộ NN-PTNT, các Sở NN-PTNT.

Mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, gặp phải mưa nhiều, đa số lò sấy quá tải, muốn sấy được lúa phải đợi nhiều ngày mới đến lượt, trong khi đó lúa đã ướt, không được phơi, sấy kịp thời nên nảy mầm. Trước tình thế này, người dân không còn cách nào khác buộc phải bán lúa tươi với giá thấp.