Biện pháp chữa bệnh sữa ở tôm hùm
Khi tôm bị bệnh, các đốt ở phần bụng tôm chuyển từ màu trắng trong sang màu trắng đục, dịch tiết (gồm cả máu) của tôm có màu đục như sữa, mô cơ chuyển sang màu trắng đục hay vàng đục và nhão.
Gan tụy chuyển màu nhợt nhạt, có trường hợp hoại tử.
Bệnh xảy ra ở ở tôm từ 50 - 500 g/con, gây chết từ rải rác đến hàng loạt.
Có thể tiến hành trị bệnh sữa cho tôm hùm như sau:
Phác đồ 1: Khi phát hiện tôm bị bệnh, tiến hành tiêm thuốc cho toàn bộ tôm trong lồng nuôi bằng Oxytetracyline 20% chứa LA và nước cất để pha.
Với tôm hùm < 500 g/con, pha thuốc chứa 1 ml Oxytetracyline 20% + 9 ml nước muối sinh lý (hoặc nước cất), lắc đều, liều tiêm là 0,1 ml thuốc đã pha/100 g tôm.
Với tôm > 500 g/con thì pha thuốc chứa 2 ml Oxytetracyline 20% + 8 ml nước muối sinh lý (hoặc nước cất), liều tiêm là 0,05 ml thuốc đã pha/100 g tôm.
Nên dùng xilanh có dung tích 1 ml để tiêm tôm.
Sau khi tiêm thuốc tiến hành ghi chép và theo dõi 2 lần/ngày khả năng bắt mồi cùng với dấu hiệu lâm sàng của bệnh sữa trong đàn tôm.
Sau khi điều trị, tiến hành kiểm tra lại toàn bộ tôm được điều trị.
Kiểm tra dấu hiệu lâm sàng xem tôm còn dấu hiệu bệnh hay không.
Nếu có điều kiện, người nuôi nên tiến hành thu, gửi mẫu xét nghiệm bệnh sữa tại các phòng thử nghiệm.
Trường hợp sau khi thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh không khỏi, hoặc có những biến đổi bất thường, cơ sở nên báo cơ quan quản lý thú y thủy sản tại địa phương để hướng dẫn giải quyết.
Phác đồ 2: Treo túi khử trùng Chlorine dioxide (thành phần chính là Natri Chlorite), 2 túi/lồng, mỗi túi 10 viên (10 g thuốc), 1 lần/ngày.
Dùng doxycyline 10% trộn thứ ăn với 7 g/kg thức ăn (chọn thức ăn có kích cỡ phù hợp với kích cỡ miệng tôm, sau khi trộn thuốc phải có thời gian để thuốc ngấm), áp dụng 1 lần/ngày và trong 7 ngày liên tục.
Lượng thức ăn trộn thuốc nên sử dụng lượng ít hơn bình thường để tôm sử dụng hết thức ăn, sau đó điều chỉnh tăng dần cho phù hợp.
Bổ sung premix (vitamin, axit amin, khoáng chất) trộn thức ăn trong toàn bộ quá trình điều trị.
Thời gian điều trị 10 ngày, sau đó dừng thuốc hoàn toàn; nếu không khỏi thì chuyển sang tiêm.
Tiến hành trộn thức ăn với thuốc bổ trợ đã tính toán, để khoảng 30 phút; sau đó cho chất bọc thuốc và trộn lại lần nữa trước khi cho ăn.
Cho thức ăn vào túi hoặc vợt thả xuống đáy lồng rồi rải thức ăn ra đáy lồng cho tôm ăn lúc chiều tối.
Trong quá trình điều trị cần bổ sung một số men, vitamin vào thức ăn.
Liều lượng thuốc bổ trợ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y hoặc nhà sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Hiện xã đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi vịt; thời gian tới sẽ phát triển tổ liên kết chăn nuôi bò thành tổ hợp tác nuôi bò để hỗ trợ nông dân. Xã cũng đang làm hồ sơ vay vốn cho 17 hộ với tổng số tiền 500 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác của Hội Nông dân tỉnh để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi.
Trước đây, nhắc đến Pú Nhung (huyện Tuần Giáo), là người ta nghĩ ngay đến vùng trọng điểm trồng đậu tương. Nhưng vài năm trở lại đây, cây sắn đang dần thay thế vị trí của đậu tương, bởi những lợi thế về đầu ra, quá trình chăm sóc, thu hoạch.
Trong chuyến công tác tại huyện Mường Chà, chúng tôi có dịp được gặp và chia sẻ kinh nghiệm vượt khó làm giàu với ông Lường Văn Phanh, tổ dân phố số 1, thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà. Ông Phanh là 1 trong 51 cá nhân tiêu biểu được UBND huyện Mường Chà tặng Giấy khen trong Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Mường Chà lần thứ 2.
Hiện diện tích thả nuôi cá tra trên toàn tỉnh khoảng 106ha, đạt 61% kế hoạch, trong đó có hàng chục héc-ta đang được người dân thả nuôi theo hướng GAP. Đến nay, người dân đã thu hoạch trên 70ha, năng suất bình quân 257 tấn/ha, ước tổng sản lượng đạt hơn 18.000 tấn.
Bước sang năm 2014, với việc nhiều địa phương cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa, người nông dân có điều kiện yên tâm đầu tư chuyển đổi sản xuất, phát triển NTTS. Thêm vào đó, giá bán sản phẩm thủy sản những tháng đầu năm ổn định và tăng hơn 15% so với năm 2013, trong đó, cá rô phi, cá chép tăng 7.000 - 10.000 đồng/kg.