Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản
Ngày đăng: 29/10/2013

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình. Số lượng cá đánh bắt không nhiều nhưng góp phần rất lớn trong việc cải thiện bữa ăn hàng ngày. Từ trước đến nay hầu như mình chỉ thấy mọi người đánh bắt cá là chính. Còn việc thả cá xuống lòng hồ này hầu như là không có, đây là lần đầu tiên khu vực lòng hộ rộng 45 ha này mới có chuyện như thế này. Việc thả cá giống trở lại lòng hồ được bà con trong vùng rất hoan nghênh”.

 

Thống kê của cơ quan chuyên môn, toàn tỉnh hiện có trên 13.530 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Trong đó, các hồ chứa lớn 12.255 ha, ao hồ nhỏ và ruộng trũng 1.275 ha. Tuy nhiên, nguồn cá nước ngọt ở những hồ này đang ngày càng cạn kiệt do đánh bắt bằng xung điện hoặc các phương tiện hiện đại khác, trong khi người dân không có điều kiện thả cá trở lại. Trước thực tế này, thời gian gần đây, Trung tâm Giống Thủy sản Gia Lai đã thả hơn 10 vạn cá giống gồm các loại cá truyền thống như: chép, trắm, mè, trôi… xuống khu vực hồ Ia Băng (huyện Đak Đoa) và hồ Ia Luh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) giúp người dân yên tâm bảo vệ đánh bắt lâu dài.

 

Trưởng thôn Buil (xã Nghĩa Hưng) ông Ksor Wưng bộc bạch: Đây là khu vực hồ tự nhiên đã có từ rất lâu, người dân trong làng tự bảo vệ hồ không cho người lạ đánh bắt bằng xung điện. Hàng năm, người dân trong làng tự góp tiền mua cá giống thả vào hồ. Đến dịp Tết cả làng mới cùng kéo cá lên chia nhau… Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ cá giống thả vào hồ tái tạo lại nguồn lợi, bà con ai cũng phấn khởi và sẽ tích cực bảo vệ để duy trì nguồn lợi này.

 

Ông Phạm Hữu Phước-Giám đốc Trung tâm Giống Thủy sản cho hay: “Trước thực tế nguồn cá nước ngọt đang ngày càng cạn kiệt do lối đánh bắt bằng các phương tiện hiện đại theo lối tận diệt, việc Trung tâm thả cá xuống các ao hồ tự nhiên là thiết thực và hữu ích”.


Có thể bạn quan tâm

Các HTX Ở Nam Định Không Còn Mặn Mà Sản Xuất Lúa Lai F1 Các HTX Ở Nam Định Không Còn Mặn Mà Sản Xuất Lúa Lai F1

Sau hơn 15 năm triển khai sản xuất, mô hình lúa lai F1 đang có dấu hiệu chững lại. Lãnh đạo nhiều huyện, xã, đặc biệt các chủ nhiệm HTX không còn mặn mà với mô hình một thời là vấn đề thời sự trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Vậy nguyên nhân vì sao?

17/07/2012
29ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Ở Quảng Nam 29ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Ở Quảng Nam

Vụ 1 năm nay, toàn huyện Núi Thành thả nuôi tôm trên diện tích 600ha (bằng 60% kế hoạch). Mặc dù các hộ thả nuôi tôm đúng lịch thời vụ nhưng do nguồn nước, con giống chưa đảm bảo nên đã có 29ha bị dịch bệnh.

13/05/2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản

So với các tỉnh ĐBSCL, Bến Tre có tổng đàn heo trên 500 ngàn con, với phẩm cấp giống khá tốt. Tuy nhiên, đa số sản xuất dưới hình thức nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ và mức độ đầu tư về cơ sở vật chất chưa cao, chưa có qui hoạch khu chăn nuôi riêng. Vì vậy, việc bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng luôn là vấn đề bức thiết. Trong đó, giải pháp an toàn sinh học luôn được chú trọng.

13/04/2012
Sâu Bệnh Gây Hại Cây Điều Phát Triển Nhanh Ở Đồng Nai Sâu Bệnh Gây Hại Cây Điều Phát Triển Nhanh Ở Đồng Nai

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua thời tiết tại Đồng Nai thường xuyên có mưa lớn, độ ẩm cao nên sâu bệnh nấm hồng trên cây điều phát triển khá nhanh. Hiện toàn tỉnh có trên 1 ngàn hécta điều bị bệnh nấm hồng, tăng gần 500 hécta so với dịp cuối tháng 4-2012. Cây điều đang vào giai đoạn thu hoạch và chăm sóc sau thu hoạch.

17/05/2012
Nông Dân Lo Lắng Vì Phân Bón Rởm Tràn Lan Nông Dân Lo Lắng Vì Phân Bón Rởm Tràn Lan

Ngành Nông nghiệp vùng ĐBSCL cho biết, hiện nông dân trong khu vực đang vào vụ sản xuất lúa nên nhu cầu sử dụng phân bón là rất lớn. Tuy nhiên, tình trạng phân bón kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều đang mang lại rất nhiều nỗi lo cho nông dân trong vùng.

22/02/2012