Tại sao phải nhập khẩu tôm để xuất khẩu

Tuy nhiên đó là hiện tượng xảy ra trong một số thời điểm nhất định khi hết vụ thu hoạch tôm nên tôm nguyên liệu Việt Nam ít và giá cao hơn hoặc thời điểm vụ tôm thu hoạch rộ ở các nước như Ấn Độ, Indonesia… nên giá tôm nguyên liệu nhập khẩu rẻ.
Hiện tại số lượng tôm nguyên liệu nhập khẩu chưa nhiều, mới khoảng trên dưới 10.000 tấn/năm, trong khi sản lượng tôm Việt Nam hàng năm đã đạt xấp xỉ 650.000-700.000 tấn.
Tổng Cục Thủy sản cho biết, vấn đề thiếu nguyên liệu một số thời điểm trong năm do đang hết vụ thu hoạch và do một phần từ khó khăn do thời tiết, thị trường (giá tôm thẻ chân trắng giảm mạnh so 2014) nên người nuôi tôm thả giống muộn và việc này xảy ra chủ yếu ở vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh/bán thâm canh còn các vùng nuôi quảng canh bình thường.
Để đạt mục tiêu chủ động nguồn nguyên liệu ngay trong năm 2015, Tổng cục Thủy sản đã thường xuyên quyết liệt chỉ đạo hướng dẫn người nuôi đẩy mạnh nuôi tôm, tuân thủ lịch mùa vụ, trong đó chia rõ theo từng đối tượng tôm nuôi, phương thức nuôi (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) theo từng vùng tùy vào điều kiện thời tiết, môi trường... để thả giống phù hợp.
Tổng cục Thủy sản cũng thường xuyên cử cán bộ bám sát các vùng nuôi trọng điểm, nhất là ĐBSCL để kịp thời cũng các địa phương tháo gỡ các khó khăn, đề xuất các biện pháp với mục đích giúp người nuôi đạt kết quả nuôi tốt, tăng năng suất, sản lượng, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của ngành.
Trong các văn bản chỉ đạo điều hành, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng kịp thời hướng dẫn người nuôi tranh thủ đẩy mạnh nuôi tôm trong các thời điểm thuận lợi về thời tiết, thị trường, ở các vùng có điều kiện, chú ý nuôi an toàn sinh học, nuôi có chứng nhận VietGAP và tương tự, nuôi xen ghép với các đối tượng phù hợp, phòng trừ dịch bệnh hiệu quả.
Đồng thời, vấn đề liên kết chuỗi ngang và dọc trong các hộ nuôi và giữa các hộ nuôi với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã được quan tâm và sẽ tiếp tục được chú trọng phát triển trong các năm tới, đảm bảo mục tiêu các bên tham gia sản xuất kinh doanh tôm đều có lợi.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2015, gia đình chị Đỗ Thị Diễm Vân ở thôn Phước Thiện 3 (xã Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận) đầu tư 300 triệu đồng mua máy liên hợp thu hoạch bắp phục vụ sản xuất.

Theo tổng hợp từ Sở NN&PTNT, đợt nắng hạn gay gắt vừa qua đã làm trên 2.260 ha chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%; gần 850 ha chè coi như “xóa sổ” hoàn toàn. Tại các vùng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người dân và chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp “cứu chè”.

Là loại cây ăn quả dễ trồng, phù hợp với trình độ thâm canh của đồng bào miền núi, với thị trường sẵn có, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) dự định sẽ phát triển giống dứa Cayenne (thơm Tây) nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.

Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản vừa cấp phép cho trái xoài Đồng Nai xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn để xoài Đồng Nai thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện “cần và đủ” về tiêu chuẩn, ngoài ra còn phụ thuộc rất lớn quá trình sản xuất của nông dân.

Tính đến đầu tháng 7, có 24 nghìn tấn vải thiều đã được xuất khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai tới thị trường Trung Quốc, đạt giá trị (theo khai báo hải quan) 10,8 triệu USD. Trong đó, sản lượng vải thiều xuất khẩu chính ngạch chiếm ưu thế với 20.100 tấn.