Tại sao phải nhập khẩu tôm để xuất khẩu
Tuy nhiên đó là hiện tượng xảy ra trong một số thời điểm nhất định khi hết vụ thu hoạch tôm nên tôm nguyên liệu Việt Nam ít và giá cao hơn hoặc thời điểm vụ tôm thu hoạch rộ ở các nước như Ấn Độ, Indonesia… nên giá tôm nguyên liệu nhập khẩu rẻ.
Hiện tại số lượng tôm nguyên liệu nhập khẩu chưa nhiều, mới khoảng trên dưới 10.000 tấn/năm, trong khi sản lượng tôm Việt Nam hàng năm đã đạt xấp xỉ 650.000-700.000 tấn.
Tổng Cục Thủy sản cho biết, vấn đề thiếu nguyên liệu một số thời điểm trong năm do đang hết vụ thu hoạch và do một phần từ khó khăn do thời tiết, thị trường (giá tôm thẻ chân trắng giảm mạnh so 2014) nên người nuôi tôm thả giống muộn và việc này xảy ra chủ yếu ở vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh/bán thâm canh còn các vùng nuôi quảng canh bình thường.
Để đạt mục tiêu chủ động nguồn nguyên liệu ngay trong năm 2015, Tổng cục Thủy sản đã thường xuyên quyết liệt chỉ đạo hướng dẫn người nuôi đẩy mạnh nuôi tôm, tuân thủ lịch mùa vụ, trong đó chia rõ theo từng đối tượng tôm nuôi, phương thức nuôi (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) theo từng vùng tùy vào điều kiện thời tiết, môi trường... để thả giống phù hợp.
Tổng cục Thủy sản cũng thường xuyên cử cán bộ bám sát các vùng nuôi trọng điểm, nhất là ĐBSCL để kịp thời cũng các địa phương tháo gỡ các khó khăn, đề xuất các biện pháp với mục đích giúp người nuôi đạt kết quả nuôi tốt, tăng năng suất, sản lượng, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của ngành.
Trong các văn bản chỉ đạo điều hành, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng kịp thời hướng dẫn người nuôi tranh thủ đẩy mạnh nuôi tôm trong các thời điểm thuận lợi về thời tiết, thị trường, ở các vùng có điều kiện, chú ý nuôi an toàn sinh học, nuôi có chứng nhận VietGAP và tương tự, nuôi xen ghép với các đối tượng phù hợp, phòng trừ dịch bệnh hiệu quả.
Đồng thời, vấn đề liên kết chuỗi ngang và dọc trong các hộ nuôi và giữa các hộ nuôi với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã được quan tâm và sẽ tiếp tục được chú trọng phát triển trong các năm tới, đảm bảo mục tiêu các bên tham gia sản xuất kinh doanh tôm đều có lợi.
Related news
Vụ thu đông 2014, cũng là mùa nước lũ, toàn huyện Lai Vung canh tác gần 400ha các loại hoa màu như: dưa hấu, dưa leo, nấm rơm, bắp, đậu bắp, ớt, bầu, bí, khoai lang, sen, ấu... tăng 120ha so với vụ thu đông 2013. Đến nay đã thu hoạch gần 300ha.
Đầu năm đến nay, không có dịch bệnh xảy ra với đàn gia súc, gia cầm của tỉnh, giá thức ăn chăn nuôi tương đối ổn định, giá bán sản phẩm chăn nuôi khá cao nên tình hình chăn nuôi tương đối thuận lợi. Hiện trên địa bàn tỉnh, người chăn nuôi phần lớn áp dụng theo hướng công nghiệp thay thế dần cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ của hộ gia đình.
Ngoài ra, xã còn có diện tích lớn cây thảo quả, mỗi năm mang về cho người dân thu nhập hàng chục triệu đồng. Thế nhưng, tại vùng đất nhiều tiềm năng ấy, cuộc sống người dân lại rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm hơn 50% tổng số hộ dân toàn xã.
Nâng tỷ lệ HTX khá, giỏi trong toàn tỉnh lên 70%; hạ tỷ lệ yếu kém xuống dưới 10% là mục tiêu cụ thể mà các địa phương, ngành chức năng muốn hướng đến từ nay đến năm 2016. Tuy nhiên, để HTX tồn tại và phát triển với chất lượng bền vững thì rất cần một “luồng gió mới” tiếp sức cho HTX.
Trở về với đời thường, dù mang trong mình nhiều thương tích, nhưng nhiều cựu chiến binh (CCB) ở Đức Phổ tiếp tục phát huy bản lĩnh của bộ đội Cụ Hồ. Họ không ngại khó, ngại khổ, tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật làm giàu cho mình và giúp đồng đội, bà con hàng xóm cải thiện cuộc sống...