Tổng kết khai thác cá vụ Nam năm 2015, triển khai kế hoạch khai thác cá vụ Bắc năm 2015-2016
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám và Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, ông Phạm Văn Ca đã chủ trì hội nghị.
Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản vụ cá Nam 2015 đạt 1.739 nghìn tấn (tăng 5,39% so với vụ cá Nam năm 2014);
Tong đó sản lượng khai thác biển đạt 1.603 nghìn tấn (tăng 5,6 % so với vụ cá Nam năm 2014), sản lượng khai thác thủy sản nội địa đạt 136 nghìn tấn (tăng 3,03% so với vụ cá Nam năm 2014).
Các tỉnh đạt sản lượng khai thác cao như: Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre… Riêng tỉnh Thái Bình, ở vụ này chỉ đạt 95,7 % (thấp hơn so với năm 2014).
Vụ cá Nam năm 2015, nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế, các loài cá nổi xuất hiện thường xuyên và kéo dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đẩy mạnh hoạt động khai thác đạt sản lượng cao.
Bên cạnh đó, mô hình sản xuất theo tổ, đội đã được các địa phương đẩy mạnh áp dụng và hướng dẫn cho ngư dân thực hiện, qua đó, đã tăng thời gian bám biển, hỗ trợ nhau trong tìm kiếm ngư trường khai thác, đảm bảo an toàn trên biển.
Đồng thời, công tác dịch vụ hậu cần nghề cá được quan tâm và triển khai có hiệu quả. Điều này đã làm tăng giá trị, hiệu quả của các nghề khai thác và là điều kiện thuận lợi để hoạt động khai thác thủy sản Vụ cá Nam năm 2015 hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám và Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, ông Phạm Văn Ca đã chủ trì hội nghị
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại như:
Tình trạng gia tăng về cường lực khai thác;
Trung Quốc đơn phương cấm biển, gia tăng hoạt động tuần tra, kiểm soát trên Biển Đông đã ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng đánh bắt của ngư dân, làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản.
Dự kiến, vụ cá Bắc năm 2015 - 2016, thời tiết sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng.
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn để vụ cá Bắc đạt được tổng sản lượng khai thác là trên 1,2 triệu tấn theo kế hoạch đề ra.
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định: Vụ cá Nam triển khai trong bối cảnh thực hiện Nghị định 67 và một số chính sách khác đã tạo ra động lực cho ngư dân yên tâm bám biển, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo đối với ngành thủy sản.
Trong thời gian qua, 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã triển khai Nghị định có hiệu quả, đã tạo ra được các mô hình liên kết chuỗi trong khai thác cá ngừ có sự hợp tác với Nhật Bản về công nghệ khai thác, đã tạo ra những đột phá mới gia tăng giá trị.
Vì thế trong thời gian tới, Tổng cục Thủy sản cần tổng kết và nhân rộng mô hình này.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, thời gian qua, việc triển khai quyết liệt Dự án Điều tra nguồn lợi hải sản của Viện Nghiên cứu Hải sản cùng với việc đổi mới hình thức thông tin về ngư trường bước đầu đã đem lại hiệu quả.
Tuy nhiên, cần sớm nghiệm thu Dự án và công bố trữ lượng cũng như biến động nguồn lợi để làm căn cứ quy hoạch phát triển tàu, nghề khai thác.
Bên cạnh đó, giá dầu giảm và giữ ở mức ổn định, thời tiết trên biển thuận lợi (ít bão và có bảo không nguy hiểm), nhiều đối tượng khai thác được mùa… là những thuận lợi căn bản trong vụ cá Nam năm 2015.
Tuy nhiên, khai thác cá vụ Nam 2015 cũng tồn tại những vấn đề đặt ra, đó là:
Nguồn lợi suy giảm, công tác thanh tra chuyên ngành, biện pháp thực thi bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn chưa hiệu quả, vì thế cần được quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn. Việc kiểm soát đóng mới tàu cá (>90CV) chưa tốt, chưa căn cứ vào kế hoạch.
Công tác bảo quản giảm tổn thất đối với khai thác mặc dù đã chú trọng nhưng chưa đem lại hiệu quả cao.
Chất lượng đào tạo lao động trên tàu chưa chuyên nghiệp dẫn đến năng suất và hiệu quả khai thác thấp.
Trong tình hình đó, Thứ trưởng chỉ đạo khai thác cá vụ Bắc 2015 - 2016 cần quyết liệt thực hiện tái cơ cấu trong khai thác, tiếp tục triển khai Nghị định 67 sửa đổi bổ sung, tạo ra những chính sách thuận lợi, khiến ngư dân yên tâm bám biển.
Đồng thời quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và an toàn trên biển.
Để đạt được mục tiêu đó, Thứ trưởng đề nghị tập trung vào các nhóm giải pháp:
Về chuyên môn, kỹ thuật: Hoàn thiện công nghệ dự báo ngư trường, hướng dẫn, thông tin kịp thời tới các địa phương để làm tốt công tác quy hoạch, hỗ trợ khai thác hiệu quả.
Viện Nghiên cứu Hải sản tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao các đề tài đã được thông qua… Rà soát lại các nghề, mùa vụ, ngư trường, đối tượng khai thác bài bản hơn.
Tập trung đào tạo, tập huấn ngư dân đối với các nghề khai thác trọng điểm. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật bảo quản giảm tổn thất trong khai thác làm gia tăng giá trị sản xuất trong điều kiện nguồn lợi suy giảm.
Về chỉ đạo điều hành: Các địa phương và Tổng cục Thủy sản tham mưu về đóng mới tàu cá, kiểm soát theo quy hoạch.
Xem xét tính pháp lý của các văn bản hiện tại. Đối với nghề lưới kéo, trước mắt không khuyến khích đóng mới tàu khai thác nhưng có thể cải hoán hoặc nâng cấp. Đối với những nghề khai thác còn trữ lượng và hiệu quả thì khuyến khích phát triển.
Công tác thanh tra chuyên ngành cần được củng cố, tăng cường. Chú trọng công tác đăng kiểm đảm bảo an toàn tàu cá…
Có thể bạn quan tâm
Mỗi tàu công suất 500CV tiêu thụ từ 70 đến 75 nghìn lít dầu cho mỗi chuyến đi biển 3 tháng, khi giá dầu tăng thêm 500 đồng một lít, chủ tàu phải đội thêm chi phí gần 38 triệu đồng mỗi chiếc. Trong ảnh: Tàu đánh bắt xa bờ cập cảng Cát Lở lấy dầu, nước đá đi biển.
Theo số liệu thống kê, đến năm 2012 Đà Lạt có 9.451ha đất canh tác. Điều đáng lưu ý là từ năm 2012 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không còn mở rộng, thậm chí là đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa.
Ngày 25/6/2014, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam đã ký Quyết định số 09/QĐ-FITES, chứng nhận VietGAP 04 vùng nuôi của Công ty TNHH Hùng Cá, với tổng diện tích mặt nước nuôi là 104,8 ha, sản lượng dự kiến 41.800 tấn
Kinh tế thời hưng thịnh, sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TACN) là nghề kiếm được “lãi khủng”. Nay, kinh tế khó khăn, ngành kinh doanh này phải chật vật, cạnh tranh với nhau bằng nhiều chiêu thức để tồn tại.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những vùng dưa đang vào chính vụ, khắp nơi lỗ hoặc may lắm là hoà vốn, cuộc sống người dân đã nghèo càng nghèo thêm.