Hậu cần nghề cá Vàm Láng Tiền Giang
Trên địa bàn thị trấn Vàm Láng đã hình thành hơn 120 cơ sở sơ chế, chế biến hải sản, chủ lực vẫn là xẻ khô, làm mắm, làm ruốc, sơ chế ghẹ, tôm, cua, thủy sản đông lạnh, sửa chữa tàu thuyền… và hàng trăm hộ dân làm những công việc thủ công phục vụ nghề cá như:
Xây đáy sông cầu, nứt cào… với gần 2.000 lao động thường xuyên làm các công việc hậu cần nghề cá.
Tôm, cua, mực được người dân sơ chế rồi đông lạnh. Với các loại cá như:
Cá lạt, lù đù, lưỡi búa… sau khi xẻ dọc, làm sạch được đem phơi thành khô.
Đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp tàu, thuyền đánh bắt là khâu quan trọng nhất cho chuyến ra khơi.
Chuẩn bị nước đá cho một chuyến đánh bắt dài ngày.
Phân loại, sơ chế mực, tôm ngay tại cảng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại thị trấn Vàm Láng.
Sơ chế ghẹ đông lạnh xuất khẩu tại cơ sở của cô Trần Thị Mộng Thu.
Người dân đan lưới để phơi các loại khô.
Vào lúc sáng sớm và chiều tà, làng biển tấp nập người mua bán và vận chuyển các loại hải sản sau chuyến đánh bắt của các tàu cá.
Đan lưới - dụng cụ không thể thiếu của ngư dân.
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ tôm hùm nuôi ở thị xã Sông Cầu bị chết hàng loạt, hiện tình trạng này vừa diễn ra và liên tục tiếp diễn tại khu vực nuôi thủy sản Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên). Điều đáng nói là trong lúc người dân lao đao, lo lắng mà ngành chuyên môn vẫn thờ ơ, xem đây là bệnh thông thường thay vì gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm để tìm cách cứu chữa.
Tuần qua, bất ngờ giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã quay đầu tăng trở lại với mức cao nhất đạt 1.000 đồng/kg, theo Hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang.
Hàng nghìn hộ nông dân trồng nhãn ở khu vực ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… đang điêu đứng vì bệnh chổi rồng liên tục tấn công vườn nhãn ngay ở giai đoạn ra hoa, đậu trái. Tại nhiều địa phương, tỷ lệ cây nhãn nhiễm bệnh chổi rồng lên đến 80,90% báo hiệu một mùa vụ thất thu nghiêm trọng
Lúa ĐX ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch. Dù trên nhiều cánh đồng lớn chưa gặt rộ, mới vào khúc dạo đầu nhưng ẩn số lúa IR50404 đã dần lộ diện. Có nơi gần cả huyện trồng độc nhất giống lúa này, nay bán ra gặp lúc lúa rớt giá than vãn hết lời.
Kỳ đà là loài bò sát dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí, đồng thời mang lại hai lợi ích to lớn, đó là: phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn được loài động vật hoang dã