Vun đắp mùa vàng cho quê lúa

Phối hợp Hội ND làm mô hình trình diễn
Nhờ chính sách đầu tư phân bón trả chậm cho người nông dân của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
Qqua kênh phân phối của Công ty TNHH Thương mại Vật tư tổng hợp Toan Vân, các sản phẩm phân bón suppe lân và phân NPK Lâm Thao được nông dân Thái Bình sử dụng rộng rãi từ năm 1992.
Với chất lượng vượt trội, giá cả phải chăng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sức đề kháng, giảm sâu bệnh, cải tạo đất và thân thiện với môi trường, các sản phẩm phân bón Lâm Thao luôn được bà con nông dân tín nhiệm lựa chọn trong sản xuất.
Lãnh đạo bộ công thương, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình tham quan gian hàng của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ năm 2015.
Năm 2003, các sản phẩm phân bón Lâm Thao đến gần hơn với nông dân Thái Bình khi Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao công nhận Công ty TNHH Thương mại vật tư tổng hợp Toan Vân là 1 trong 10 đại lý chính thức trong toàn quốc, đồng thời cử cán bộ về giám sát kho bãi, tập huấn sản xuất cho nông dân, hỗ trợ cho công ty nhận hàng trước vụ để kịp thời phục vụ nông dân.
Những chính sách ưu việt và nhân văn hỗ trợ nông dân quê lúa Thái Bình trong sản xuất nông nghiệp của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao được ghi nhận và đánh giá cao.
Không chỉ dừng lại qua kênh phân phối của các doanh nghiệp tư nhân, uy tín và chất lượng của các sản phẩm phân bón Lâm Thao được các tổ chức như:
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh công nhận và góp phần đưa sản phẩm đến gần hơn với người nông dân.
Hội Nông dân tỉnh Thái Bình là đơn vị điển hình trong công tác xây dựng các mô hình khảo nghiệm, trình diễn phân bón của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trên đồng đất Thái Bình.
Từ năm 2013 - 2014, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình phối hợp Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tiến hành xây dựng mô hình trình diễn phân bón chuyên dụng nhằm đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phân bón NPK-S*M1 5:10:3-8 bón lót và NPK-S*M1 12:5:10-14 bón thúc trên lúa tại 12 điểm thuộc 4 huyện, gồm:
Các xã Đông Cường, Đông Động, Đông Phong, Đông Lĩnh (huyện Đông Hưng), Vũ Hòa, Bình Minh, Nam Cao, Quang Hưng (huyện Kiến Xương); Đông Hoàng, Đông Trung (huyện Tiền Hải); Song An, Nguyên Xá (huyện Vũ Thư). Qua thực hiện, các mô hình trình diễn đã đạt được kết quả cao.
Theo dõi trên giống lúa tại 12 xã điểm thuộc 4 huyện nêu trên cho thấy:
Trên nền phân bón NPK chuyên dụng của Lâm Thao, cây lúa phát triển cân đối, cứng, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn, tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn, cây lúa có sức chống chịu sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng khá hơn, mức độ sâu bệnh đều nhiễm nhẹ, giảm công lao động, năng suất tăng 20 - 25kg thóc so với ruộng đối chứng.
Góp phần hình thành vụ mùa chất lượng cao
Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của sản phẩm phân bón Lâm Thao trên đồng ruộng, hoạt động trồng trọt ở Thái Bình chuyển nhanh từ tư duy về lượng sang tư duy về giá trị.
Cơ cấu giống lúa chuyển biến đặc biệt tích cực.
Nếu như những năm 1990-2000, nông dân toàn tỉnh gieo cấy chủ yếu các giống lúa dài ngày (tới 90% với các giống VN10, X21, DT10…), chất lượng cơm gạo chỉ ở mức trung bình, thì đến nay cơ cấu giống cả 2 vụ đã chuyển sang chủ yếu với các giống lúa cảm ôn ngắn ngày, lúa thuần, lúa lai.
Tỷ lệ các giống nhóm này đã nhanh chóng tăng với trên 95% ở cả vụ xuân và vụ mùa, vừa tiết kiệm chi phí, vừa ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu. Giống lúa có chất lượng cơm gạo ngon như BT7, T10, HT1…
Từ chỗ chỉ chiếm 10-15% của những thập niên trước nay nhanh chóng chiếm tỷ lệ 30-35% trong cơ cấu nhóm giống lúa toàn tỉnh, không ít địa phương gieo cấy 60-70% các giống chất lượng cơm gạo ngon, giá bán cao hơn 10-15% so với gạo thông thường.
Bên cạnh các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao, nhiều loại cây dược liệu, cây ăn quả, hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao cũng đã được nông dân nhiều địa phương đưa vào trồng, sử dụng các sản phẩm phân bón chuyên dụng của Lâm Thao.
Góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Gần đây nhất, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là đơn vị tài trợ cho Hội chợ Nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc Bộ năm 2015 tổ chức tại Thái Bình, sự kiện nằm trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2015, với trên 400 gian hàng của hơn 200 doanh nghiệp, trong đó nhiều doanh nghiệp có thương hiệu mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Những năm qua, nhắc đến Thái Bình, không chỉ đơn thuần nghĩ về một nền kinh tế nông nghiệp với “cây lúa, củ khoai” mà thực sự đã là một bức tranh tươi sáng.
Các sản phẩm phân bón của Lâm Thao đang từng ngày góp những mảng màu quan trọng làm nên những mùa vàng bội thu, nâng cao cuộc sống cho nhân dân và để Thái Bình nhanh chóng đạt mục tiêu tỉnh nông thôn mới.
Không chỉ được biết đến với các sản phẩm phân bón uy tín, chất lượng, giá cả phải chăng, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao còn thực hiện nhiều hoạt động xã hội trên quê lúa như trao quà tình nghĩa hỗ trợ nông dân nghèo, mở các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất cho nông dân...
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày gần đây, thời tiết liên tiếp nắng nóng 35 - 40 độ C khiến cho nhiều hộ dân trong tỉnh Bắc Giang phải xoay sở chống nóng để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi và cây trồng.

Việc phát triển chăn nuôi bò sữa phải được các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát trên cơ sở phát triển có quy hoạch, có kế hoạch gắn với nhu cầu chế biến của các công ty chế biến sữa. Người mới phát triển chăn nuôi bò sữa phải được đào tạo, huấn luyện nhằm sản xuất sản phẩm sữa đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu quả và bền vững.

Ở thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu (Quảng Trạch - Quảng Bình) cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Bá (SN 1960) được mọi người nhắc đến như một tấm gương điển hình dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu trên vùng đất khó. Với mô hình lò ấp trứng gà, mỗi năm ông Bá thu về lợi nhuận từ 400 - 500 triệu đồng...

Trước đây, những diện tích ruộng một vụ tại các bản của xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La) chủ yếu bỏ không hoặc làm bãi chăn thả gia súc sau khi thu hoạch vụ lúa mùa. Hai năm gần đây, người dân đã tận dụng diện tích đất này để trồng ngô vụ đông xuân làm thức ăn ủ ướp cho bò sữa, tăng thu nhập cho gia đình.

Người dân ở tổ dân phố số 6, Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng - Nam Định) ai ai cũng biết tinh thần vượt khó vươn lên làm giàu của ông Hoàng Văn Minh. Từ hai bàn tay trắng ông đã xây dựng một trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích trên 3ha, trở thành đầu mối cung cấp con giống cho nông dân trong vùng và các địa phương.