Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Cơ Cấu Sản Xuất Nông Nghiệp Giống Tốt Vẫn Chưa Đủ

Tái Cơ Cấu Sản Xuất Nông Nghiệp Giống Tốt Vẫn Chưa Đủ
Ngày đăng: 23/05/2014

Một trong những giải pháp để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu từ đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh là phải đột phá từ khâu giống. Đó là giống mới có năng suất, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Giống nhiều nhưng chưa hiệu quả

Bạc Liêu rất giàu về lúa giống, chỉ riêng giống lúa mang tên BL (Bạc Liêu) cũng có hơn 200 dòng/giống và gần cả chục loại giống lúa chất lượng cao khác. Giống lúa thì nhiều, song, Bạc Liêu vẫn chưa xây dựng được những thương hiệu gạo đặc thù để giúp nông dân làm giàu từ hạt lúa.

Bởi, giống lúa nhiều nên mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy chọn, miễn sao dễ tiêu thụ là được. Thời gian qua ngành Nông nghiệp luôn khuyến cáo nông dân phải tập trung sản xuất các giống lúa chất lượng cao, hạn chế sử dụng giống IR 50405, OM 576... Thế nhưng, vụ đông xuân nào nông dân cũng tập trung sản xuất giống lúa này.

Bà Nguyễn Kim Oanh (ấp Mỹ Phú Nam, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình) cho biết: “Hầu hết nông dân ở đây đều chọn giống IR 50404 cho vụ đông xuân chứ không sử dụng giống lúa chất lượng cao. Vì giống lúa này cho năng suất cao và dễ tiêu thụ”.

Nông dân chọn giống lúa có năng suất cao thay vì chất lượng là vì nếu sản xuất giống lúa chất lượng cao cũng chẳng có ai bao tiêu sản phẩm, đầu ra còn gặp khó khăn hơn so với các giống lúa chất lượng thấp.

Mặt khác, sản xuất quá nhiều giống lúa còn kéo theo tình trạng sản xuất manh mún, hàng hóa không đồng nhất về chất lượng. Đơn cử như vụ đông xuân vừa qua, nông dân sử dụng rất nhiều giống lúa khác nhau như: OM 4900, OM 6976, OM 1490, OM 2517, OM 4218, OM 5451...

Ông Đặng Văn Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lương thực Vĩnh Lộc (xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, thuộc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang) cho rằng: “Bất cập trong xuất khẩu lương thực lâu nay là nông dân sản xuất quá nhiều giống lúa dẫn đến sản lượng không ổn định, chất lượng không đồng nhất.

Phần lớn lúa gạo của nông dân tiêu thụ đều thông qua thương lái và lúa gạo bị pha tạp giữa giống này với giống kia. Điều đó làm cho hạt gạo mất đi giá trị và doanh nghiệp xuất khẩu cũng gặp khó khi phải ký kết những đơn hàng cung ứng lượng lương thực lớn, đòi hỏi sản lượng, chất lượng ổn định”.

Chớ làm khổ mÌnh

Bạc Liêu đã có hai giống lúa chủ lực, đó là Tài nguyên Vĩnh Lợi và Một bụi đỏ Hồng Dân. Song, cần khẳng định rằng: cả hai giống lúa này đến nay vẫn chưa đủ sức cạnh tranh và cũng không cần phải xây dựng thương hiệu. Lúa Tài nguyên Vĩnh Lợi và lúa Một bụi đỏ Hồng Dân đều là giống lúa mùa địa phương nên chỉ sản xuất 1 vụ/năm, diện tích sản xuất lại không lớn.

Như lúa Một bụi đỏ diện tích sản xuất khoảng 30.000ha/năm, đạt sản lượng khoảng 150.000 tấn; còn lúa Tài nguyên Vĩnh Lợi diện tích sản xuất khoảng 10.000ha/năm, sản lượng khoảng 50.000 tấn. Sản lượng từ hai giống lúa được coi là chủ lực không quá 200.000 tấn/năm thì làm sao có thể ký kết những đơn hàng lớn. Nếu vậy, đăng ký thương hiệu làm gì để tự làm khổ mình!?

Vì mục đích của thương hiệu là giúp hàng hóa mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái, gắn chặt chất lượng và sản lượng...

Ngoài lý do này, ở một số tỉnh như Long An, Trà Vinh... lúa Tài nguyên đã được nâng chất, đóng gói phục vụ xuất khẩu, và gần như đã khẳng định thương hiệu của mình, vậy cớ gì Bạc Liêu lại phải đi sau!?

Thực trạng trên cho thấy, đối với cây lúa và hàng nông sản nói chung, muốn xây dựng thương hiệu không phải cứ thích thì làm, mà phải tính đến những yếu tố mang tính bắt buộc.

Đối với người trồng lúa, năng suất và đầu ra của hạt lúa là quan trọng nhất. Do vậy, việc nghiên cứu lựa chọn giống tốt vẫn chưa đủ, mà cần tổ chức lại sản xuất gắn với sản xuất hàng hóa lớn, đồng nhất về chất lượng, hàng hóa được bao tiêu. Có như vậy thì không cần vận động trồng giống lúa chất lượng, nông dân cũng lựa chọn bộ giống chủ lực được bao tiêu để làm, và lúc đó thương hiệu cũng sẽ tự hình thành khi hạt gạo chiếm lĩnh được thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Khó Khăn Vì Nhân Lực Yếu Doanh Nghiệp Khó Khăn Vì Nhân Lực Yếu

Đa số doanh nghiệp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn và lợi nhuận giảm, nguyên nhân chính là nhân lực yếu.

20/08/2014
Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Cây Diệp Hạ Châu Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Cây Diệp Hạ Châu

Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.

20/08/2014
Sản Lượng Mủ Cao Su Cung Vượt Cầu Sản Lượng Mủ Cao Su Cung Vượt Cầu

Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.

20/08/2014
Bò Giống Đồng Tháp Tăng 8 Triệu Đồng Một Cặp Bò Giống Đồng Tháp Tăng 8 Triệu Đồng Một Cặp

Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.

20/08/2014
Huyện Năm Căn (Cà Mau) Tặng Con Giống Cho Nông Dân Huyện Năm Căn (Cà Mau) Tặng Con Giống Cho Nông Dân

Đây là mô hình nuôi cá trong ao đất lần đầu tiên được triển khai áp dụng thực hiện thí điểm, nhằm từng bước đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và phát triển các mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.

21/08/2014