Kim Ngạch Xuất Khẩu Điều Đạt Trên 1 Tỷ USD
Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu điều cả nước trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 158 nghìn tấn với kim ngạch 1,02 tỷ USD; tăng 15,7% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.
Căn cứ vào số liệu của Tổng cục Hải quan, Bộ NN&PTNT nhận định: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan tiếp tục duy trì là 3 thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam với tỷ lệ lần lượt là 31,19%, 16,3% và 11,09% tổng giá trị xuất khẩu.
Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu điều phục vụ chế biến trong nước mới chỉ đáp ứng được 40 – 50% công suất chế biến (do diện tích trồng điều bị thu hẹp vì thiếu sức cạnh tranh so với các cây công nghiệp khác), Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo sản xuất điều bền vững cũng như ưu tiên kinh phí nghiên cứu giống và kỹ thuật canh tác điều thông qua dự án giống điều, dự án khuyến nông điều.
Ngoài ra, Cục Trồng trọt cũng đang tập trung hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành điều Việt Nam đến năm 2020 cùng với đề án trồng thay thế giống điều chất lượng tốt giai đoạn 2014 – 2020 và xây dựng dự thảo chính sách hỗ trợ thâm canh điều, nhất là các chính sách về tín dung…
Có thể bạn quan tâm
Nhờ có nhiều yếu tố thuận lợi nên kinh tế biển ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã và đang có những bước phát triển vững chắc.
Nuôi tôm nước lợ là một trong những nhóm đối tượng chủ lực đã được xác định của Ngành thủy sản Việt Nam. Xu hướng phát triển của ngành tôm thế giới cũng đi theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm đạt hiệu quả về năng suất và đảm bảo chất lượng. Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc là đơn vị đã và đang ứng dụng nhiều công nghệ vượt trội trong lĩnh vực này.
Đợt nắng nóng kéo dài vừa qua đã khiến huyện Bảo Yên (Lào Cai) thiệt hại 720 ha ngô. Trong đó: 481,2 ha ngô bị thiệt hại từ 30% - 70%; 238,8 ha ngô bị thiệt hại trên 70%. Các xã có diện tích bị thiệt hại nhiều là: Điện Quan (90,4 ha), Kim Sơn (86,8 ha), Bảo Hà (91 ha), Việt Tiến (33 ha)…
Đến nay, năng suất, chất lượng của hầu hết các loại cây trồng chủ lực đều gia tăng và cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nhằm chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa lớn để hội nhập, cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững.
Ngày 23/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh đã nhập gần 30 triệu giống cây các loại.