Hiện tượng nghêu chết hàng loạt tại huyện Long Điền: Đã tìm ra nguyên nhân
Trước thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân tại các địa phương về tình trạng nghêu chết hàng loạt trong suốt thời gian dài mà chưa rõ nguyên nhân và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại, Chi cục Thú y đã phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh cử cán bộ lấy mẫu nước, mẫu bùn, mẫu nghêu gửi các cơ quan chuyên môn và cơ quan Thú y vùng VI làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nghêu chết.
Theo kết quả xét nghiệm mẫu nghêu, mẫu bùn cho thấy, các mẫu nước, bùn và mẫu nghêu có sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio alginolyticus và vi khuẩn Vibrio parahaemolytocus; có 1 mẫu nghêu cho kết quả dương tính với ký sinh trùng Perkinsus spp, các mẫu còn lại đều âm tính với Perkinsus olseni.
Về kết quả xét nghiệm mẫu nước, kim loại, khí độc cho thấy các mẫu nước có chỉ tiêu độ đục, COD (nhu cầu ô xy hóa học – Chemical Oxygen Demand) cao hơn ngưỡng cho phép. Chỉ tiêu kim loại là sắt vượt ngưỡng từ 0,1 - 0,13mg/l so với ngưỡng cho phép, các chỉ tiêu khác đều bình thường ở trong mức cho phép.
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và khảo sát từ thực địa, Chi cục Thú y tỉnh đã có thông báo chính thức về nguyên nhân gây ra tình trạng nghêu chết hàng loạt tại các địa phương. Theo đó, các loài vi khuẩn hiện diện trong các mẫu xét nghiệm không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng nghêu chết hàng loạt, mà chỉ là tác nhân cộng hưởng với các nguyên nhân khác như: Mật độ nuôi quá dày; Chỉ tiêu về độ đục, chỉ tiêu về nhu cầu ô xy hóa học và chỉ tiêu kim loại là sắt đều vượt ngưỡng cho phép, từ đó dẫn đến giảm khả năng nguồn thức ăn tự nhiên của nghêu, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của thủy sinh vật nói chung...
Tổng hợp các yếu tố trên cộng với tình hình thời tiết bất lợi, môi trường biến đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn... đã làm cho nghêu chết hàng loạt và kéo dài trong thời gian qua.
Cơ quan chuyên môn cũng đã khuyến cáo người dân một số biện pháp cần thực hiện ngay để cải tạo môi trường và chuẩn bị bãi nuôi vụ tới, cụ thể như: Tạm ngưng thả giống nuôi mới ở khu vực trên và các vùng lân cận, tiến hành làm sạch bãi nuôi, thu gom nghêu chết, rắc vôi, chôn lấp đúng quy định theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; cày xới nền đáy nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong bùn do tích tụ nuôi qua các năm; nguồn nghêu giống phải có nguồn gốc rõ ràng, có giấy kiểm dịch của cơ quan chuyên môn và chỉ nên mua từ các cơ sở sản xuất giống có uy tín nhằm bảo đảm nguồn giống chất lượng, trước khi thả nên tắm cho nghêu bằng nước ngọt nhằm hạn chế tác nhân gây bệnh; thả nuôi với mật độ vừa phải, từ 200 - 300 con/m2, cỡ giống lớn từ 400 - 600 con/kg, trong quá trình nuôi, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc nghêu chết phải báo ngay cho Chi cục Thú y hoặc Chi cục Thủy sản để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, nhưng nữ cử nhân 8X vẫn mạnh dạn trở về quê nuôi dúi rừng, mỗi năm thu trăm triệu đồng…
Anh Lê Phước Trung đã tìm tòi, học hỏi thêm kinh nghiệm về Mô hình nuôi thỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện ở địa phương.
Không chỉ có đàn cút lớn nhất Việt Nam, anh Phạm Văn Thịnh còn đang thực hiện khát vọng xây dựng nhà máy đóng hộp trứng cút sạch – một dự án táo bạo chưa ai làm
Trước khi trở thành ông chủ của một trong những trại nấm linh chi quy mô lớn tại huyện Đầm Hà, anh Phan Quốc Hưng từng có thời gian dài ngập trong số nợ lớn
Tận dụng những vùng đất trũng hay bãi phù sa sông Đuống để phát triển kinh tế làm giàu là những bước đi mà nông dân ở Cảnh Hưng đang hướng đến.