Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những quy tắc cần ghi nhớ để có vụ tôm thành công

Những quy tắc cần ghi nhớ để có vụ tôm thành công
Ngày đăng: 10/06/2015

Do đó, để giảm thiệt hại do dịch bệnh, góp phần mang lại vụ tôm thành công, người nuôi tôm cần tuân thủ những quy tắc cơ bản trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm.

Trước khi bước vào vụ tôm mới, người nuôi tôm cần phải có thời gian để nền đáy ao tôm hồi phục, cải tạo ao đầm… cụ thể, bà con chỉ nên thả nuôi nuôi 1 vụ/năm đối với tôm sú, và 2 vụ/năm đối với nuôi tôm thẻ chân trắng.

Về các yêu cầu kỹ thuật cần tuân thủ để có mùa tôm thắng lợi trong vụ tôm mới, bà con cần phải sên vét lại ao nuôi, loại bỏ lớp bùn đen ra khỏi ao (đối với ao cũ), tiến hành cải tạo bằng cơ giới hóa (áp dụng đối với ao cũ và ao mới) đảm bảo các tiêu chí sau: ao diện tích thích hợp từ 0,3 - 0,5 ha, độ sâu tối ưu đạt 1,2 - 1,5m. Tiếp theo, tiến hành bón vôi CaO hoặc CaCO3 với liều lượng khuyến cáo từ 700 - 1.000 kg/ha (pH đất > 6), phơi ao 7 - 10 ngày với mục đích tiêu diệt hết mầm bệnh của vụ nuôi trước.

Đối với việc lấy và xử lý nước, bà con cần có ao lắng với tỷ lệ khoảng 30% tổng diện tích chủ động việc cấp nước vào ao nuôi. Bên cạnh đó, bà con phải thường xuyên theo dõi kết quả quan trắc môi trường khi cần lấy nước vào ao. Nước cấp vào ao nuôi cần cho qua qua túi lọc và xử lý thông qua ao lắng bằng cách để nước 3 - 5 ngày kết hợp với quạt nước để trứng giáp xác nở hết, sau đó bà con tiến hành diệt tạp bằng saponin với liều lượng 15 - 20 kg/1000m3 hoặc một số sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng; diệt khuẩn, virus trong ao bằng Chlorine với liều lượng 25 - 30kg/1.000m3, Formol với liều lượng 20 - 30lít/1000 m3 hoặc thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 5 - 8 kg/1000 m3.

Đối với việc gây màu nước, bà con có thể sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần chủ yếu như các vi sinh vật có lợi (nhóm Bacillus subtilis, Lactobacillus…), các vitamin, axit amin thiết yếu theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối với những ao khó gây màu bà con có thể sử dụng các chế phẩm sinh học kết hợp với bón phân urê (2 - 3 kg/1000 m3), bột cá (0,5 - 1 kg/1000 m3) liên tục vài ngày đến khi ao nuôi đạt các tiêu chuẩn như độ trong (30 - 40 cm), pH (7,5 - 8,5), độ kiềm (80 - 120 ppm), khí độc (< 0,1 ppm)… tạo cho ao nuôi có màu xanh lục, vàng khuê thì có thể tiến hành thả tôm giống.

Chọn tôm sú giống, cần chọn con giống đạt chuẩn Post 15, đồng thời thử chất lượng tôm giống bằng cảm quan với các tiêu chí như kích cỡ đồng đều, đường ruột to, tỉ lệ ruột/cơ đạt chuẩn 1/4, bơi lội linh hoạt. Kế tiếp tiến hành gây sốc bằng cách hạ đột ngột độ mặn chỉ còn 50% (ví dụ từ 20‰ xuống 10‰), hoặc sốc Formol với liều lượng 2 lít/10 lít nước trong 1 giờ, nếu tỉ lệ sống tôm trên 90% là đạt yêu cầu. Sau đó tiến hành kiểm dịch tôm giống bằng phương pháp PCR tại các cơ quan kiểm dịch giống thủy sản của các tỉnh/thành để chắc chắn tôm giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh; Đối với tôm thẻ chân trắng, tốt nhất nên chọn tôm giống Post 12, tôm giống trong đàn có độ đồng đều cao, đồng thời áp dụng các phương pháp chọn tôm giống tương tự như đối với tôm sú.

Về việc thả giống, bà con nên yêu cầu các trại giống thuần hóa độ mặn giữa trại ương tương ứng với độ mặn trong ao nuôi. Khi thả tôm giống cần chọn thời điểm trời mát (buổi sáng hay chiều tối) và tiến hành ngâm bao tôm vào nước khoảng 30 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước tôm trong bọc và ao nuôi trước khi thả. Mật độ thả nuôi nên ở mức từ 20 - 30 con/m2 đối với tôm sú, và từ 60 - 80 con/m2 đối với tôm chân trắng; không nên thả quá dày sẽ khó quản lý, dễ xảy ra dịch bệnh, rủi ro cao.

Quản lý môi trường nước ao nuôi tôm

Trong quá trình nuôi, nếu ao tôm bị thiệt hại do bệnh do virus, vi khuẩn thì bà con cần tiến hành tiêu diệt mầm bệnh bằng hóa chất thường dùng như: Chlorine liều lượng 25 - 30kg/1.000m3 nước, Formol liều lượng 20 - 25 lít/1.000m3 nước, Benzalkonium Chlorine (BKC) liều lượng 2 - 3 lít/1.000m3 nước. Sau đó thu gom xác tôm, cua còn sót lại ra khỏi ao, sau 2 - 3 ngày bơm nước ra khỏi ao. Tiếp theo, bón vôi CaO hoặc CaCO3 với liều lượng khuyến cáo từ 700 - 1.000kg/ha (pH đất > 6), rồi tiến hành phơi ao (khoảng 1 - 2 tháng) với mục đích tiêu diệt hết mầm bệnh của vụ nuôi trước.

Đối với những ao đang nuôi, cần hạn chế tối đa việc cấp nước, chỉ xả bớt nước mặt khi trời mưa to. Phải thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường để có biện pháp quản lý tôm nuôi phù hợp, bổ sung một số khoáng chất cần thiết, nhất là nhóm hỗ trợ chức năng gan, tăng cường hệ miễn dịch nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm, đồng thời theo dõi kết quả quan trắc môi trường và mầm bệnh để kịp thời có kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Cần quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường nước ao nuôi như: pH, ôxy hòa tan, độ kiềm, NH3, độ trong... để đảm bảo các chỉ tiêu này luôn trong ngưỡng thích hợp nhất, đặc biệt là mật độ tảo (độ trong) cần giữ ổn định trong suốt thời gian nuôi. Hàng ngày, thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe tôm nuôi, nếu phát hiện dấu hiệu bệnh cần xử lý kịp thời để hạn chế thiệt hại. Khi trời mưa nên bón vôi trên bờ ao và bón trực tiếp xuống ao để hạn chế sự thay đổi pH.

Trong quá trình nuôi chỉ sử dụng thức ăn có chất lượng cao, cho tôm ăn đúng với nhu cầu sử dụng của tôm, không sử dụng thức ăn hết hạn sử dụng hoặc bị mốc để cho tôm ăn. Trong khẩu phần ăn của tôm cần thường xuyên hay định kỳ bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất, men tiêu hóa... để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Trong mọi trường hợp cần tránh xáo động môi trường nước ao nuôi, nhất là tránh quan điểm ao tôm không có màu thì gây tảo, ngược lại tảo dày thì cắt mà cần chú ý đến điều kiện đất đai, thời tiết để tránh rủi ro cho ao tôm. Bởi tùy theo chất đất, độ mặn, thời tiết mùa vụ mà màu nước sẽ tương ứng theo, quan trọng là tôm sống được, ăn được và phát triển được. Thực tế có những ao tôm chỉ vì màu nước quá sậm không “hợp nhãn” chủ ao mà phải cắt tảo làm cho tôm ngộp oxy, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, thậm chí có trường hợp tôm bị chết. Trong trường hợp cần dùng hóa chất để xử lý nước ao tôm phải chú ý đến vấn đề giải độc cho tôm, trước khi gây tảo phải tạo hệ đệm trước thì việc quản lý ao tôm mới thành công.

Khi tôm có những biểu hiện bệnh, người nuôi cần lấy mẫu tôm bệnh đem đến các phòng xét nghiệm bệnh tôm bằng PCR để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, và có những biện pháp phòng ngừa phù hợp. Đặc biệt, đối với bệnh virus, người nuôi phải báo ngay cho Trạm thú y, Trạm Thủy sản địa phương, Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc UBND xã để được hướng dẫn cách ly và hỗ trợ hóa chất tiêu hủy kịp thời theo đúng quy định; Đối với những ao nuôi đã thu hoạch xong, nước thải và các chất thải rắn phải được bơm vào khu vực riêng dành để chứa bùn và chất thải; riêng nước thải phải được xử lý trước khi thải ra các sông rạch tự nhiên, đồng thời phải thông báo cho những hộ xung quanh biết để hạn chế khả năng lây lan mầm bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Bắc Quang thu hoạch lúa Xuân trà chính vụ Bắc Quang thu hoạch lúa Xuân trà chính vụ

Hiện nay, một phần diện tích lúa Xuân trà chính vụ tại nhiều xã như: Việt Vinh, Việt Hồng, Quang Minh, Hùng An, Bằng Hành… của huyện Bắc Quang bước vào giai đoạn thu hoạch; còn những trà lúa muộn đang ở giai đoạn chín đỏ đuôi.

14/05/2015
Bí thư Đoàn xã Na Khê tích cực phát triển kinh tế Bí thư Đoàn xã Na Khê tích cực phát triển kinh tế

Nhiệt tình, năng nổ, luôn đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt là tấm gương điển hình trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương; đó là những gì mà đoàn viên, thanh niên xã Na Khê và người dân địa phương nói về anh Lý Seo Sáng, Bí thư Đoàn xã Na Khê (Yên Minh).

14/05/2015
Mua cau bất thường Mua cau bất thường

Thời gian gần đây, nhiều người lạ mặt đến các vùng quê trên địa bàn tỉnh để lùng sục thu gom cau với giá cao ngất ngưởng. Điều đáng quan tâm là, các đối tượng này chỉ thu mua cau non (trái cau chỉ bằng đầu ngón tay cái) và gom cả nguyên buồng nên đây được xem là việc làm rất bất thường.

14/05/2015
Tích cực ứng phó bệnh vàng lá gân xanh Tích cực ứng phó bệnh vàng lá gân xanh

Ngành chuyên môn cùng các nhà vườn ở địa bàn được xem như “thủ phủ” vườn trái cây có múi của tỉnh là huyện Châu Thành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp ứng phó với dịch bệnh vàng lá gân xanh đang hoành hành dữ dội.

14/05/2015
Nuôi lợn giỏi, cho 8 con học đại học Nuôi lợn giỏi, cho 8 con học đại học

Ở tổ 7, phường Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum), ai cũng thán phục ông Trần Thanh Cảnh là người nuôi lợn giỏi. Dù quy mô nuôi lợn không lớn, nhưng ông đã duy trì nghề nuôi lợn liên tục hơn 20 năm, không gây ô nhiễm môi trường, chưa lúc nào lỗ vốn.

14/05/2015