Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Răm

Rau răm còn có tên là thủy liễu. Cây thân thảo, mọc dưới nước hoặc ở nơi luôn luôn ẩm ướt. Lá rau răm thuôn dài nhọn ở đầu. Rau răm có hương thơm đặc biệt. Vị cay tính ấm. Có tinh dầu. Nó là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: Cháo lươn, trứng vịt lộn, gà nộm...
Theo đông y: Rau răm có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hoá, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Rau răm được dùng cả lá cả cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống. Nó được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Rau răm không độc.
Nó đã được ứng dụng trong dân gian ví như những trường hợp sau đây:
1. Bụng đầy trướng tiêu hoá trì trệ Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
2. Cảm cúm hắt hơi sổ mũi Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.
3. Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).
4. Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
5. Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
6. Mụn nhọn đang ở giai đoạn cương Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả những trường hợp mụn nhọt, áp se đang ở giai đoạn đầu. Có tác dụng: Chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.
Lưu ý: Rau răm có những ứng dụng rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy mỗi gia đình nên trồng một đám nhỏ ở trong vườn nơi gần nước. Khi cần có ngay để sử dụng.
Có thể bạn quan tâm

1- Đặc tính thực vật: Cây thảo mọc hằng năm, có tuyến nhiều hay ít. Thân mọc trườn ở gốc và đâm rễ ở các mấu, rồi đứng lên cao 30-35cm. Lá mọc so le, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn hay to ở chóp, cuống rất ngắn, mép lá và gân chính phủ đầy những lông nhọn khá dài; bẹ chìa ngắn ôm lấy thân, có nhiều gân song song mà phần lớn kéo dài ra thành những sợi dài.

Rau thơm ( rau gia vị), là rau ăn thêm cùng với các loại rau và thức ăn khác để hấp dẫn khẩu vị người ăn. Trong rau thơm còn có chất kháng sinh thực vật có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi trùng gây bệnh. Các loại rau thơm như hành, tỏi, rau răm, bạc hà, tía tô, kinh giới, gừng…là thuốc giải cảm, chữa nhức đầu, nôn mửa, thân thể đau mỏi, ăn khó tiêu…, rau thơm là những cây thuốc nam rất quý.

1. Đặc tính thực vật: Rau răm là loại cây thân thảo, cây sống hàng năm. Toàn thân rễ, lá vỏ đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ. Trồng mau thân mọc thẳng đứng cao chừng 36 – 40 cm. Lá cân, mọc so le hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn. Lá có màu xanh nhạt, phớt tím màu huyết dụ rõ nhất là ở mép và chót lá.

Rau răm là cây thân thảo hàng năm, cũng có thể sống nhiều vụ. Thân cứng, đặc, mọc bò trên mật đất, ngọn hương lên trên. Ở các đốt thân có nhiều rễ phụ rất dễ phát triển khi tiếp xúc với đất từ đó náy mầm . Lá hình mác, mọc so le trên thân, màu xanh nhạt hoặc tím phớt, mép và gân lá có lông nhỏ, bẹ lá ngắn và ôm lấy thân. Hoa hợp thành bông dài, hẹp, đơn độc hoặc thành đôi, thành chùm, có ít nhánh. Hoa màu trắng, hồng hoặc tía. Quả nhỏ, hình 3 cạnh, nhẵn bóng. Cây rau răm ưa ẩm độ cao nhưng mực nước không ngập ngọn cây lâu ngà-y, cũng có thể chịu Dụng cụ và vật liệu trồng - Khay gieo: Sử dụng khay nhựa có kích cỡ 40 x 40 x 8 (cm); sắp xếp bố trí thẩm mỹ không gian trồng, cần ánh nắng tốt. - Đất trồng rau răm: là giá thể được phối trộn từ xơ dừa, đất mùn đã qua xử lý hoặc mua đất trồng rau răm đã xử lý loại trừ mầm sâu bệnh. Đổ đất dày khoảng 7 cm, tưới phun sương cho ướt ẩm giá thể đạt khoảng 80%. - Kệ đỡ khay rau răm: tuỳ theo kích thước khay mà đóng kệ cho có kích thước phù hợp. Có th

Qua giới thiệu của ông Phan Văn Liên, chủ tịch Hội nông dân xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, chúng tôi tìm đến cánh đồng trồng rau răm ở ấp Tây Lân. Xa xa đã thấy những chiếc xe tải nhỏ, xe lam nằm chờ những nhà vườn mang rau răm tới cân, để chở về thành phố, phân phối cho các chợ đầu mối.