Rau răm không được ăn với thịt gà
Rau răm có thể loại bỏ được một số độc tố trong tôm, cá. Theo Đông y, rau răm vị cay, tính ấm, mùi thơm, đặc trưng dễ chịu và không độc. Nó là vị thuốc kích thích tiêu hóa, trị các chứng đau bụng lạnh, đầy hơi, chữa phù thũng, bí tiểu, rắn cắn, trĩ và chàm ghẻ.
Một vài bài thuốc với rau răm:
- Trị chứng hắc lào: Dùng rau răm rửa sạch, giã nát, trộn với rượu bôi lên vùng da bị bệnh.
- Trị rắn cắn: Trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu có thể lấy một nắm nhỏ rau răm rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt cho nạn nhân uống còn bã đắp lên vết thương.
- Trị chứng tiêu hóa kém, đau bụng, đầy hơi: Lấy 15 gr cả thân và lá rau răm, rửa thật sạch, ngâm qua với nước muối loãng rồi ăn sống hoặc giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống nhiều lần sẽ cho kết quả tốt.
Lưu ý: Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, mạnh gối, mạnh chân, sáng mắt nhưng ăn nhiều sẽ làm giảm ham muốn tình dục. Không ăn rau răm với thịt gà vì dễ sinh độc cho hệ tiêu hóa.
Có thể bạn quan tâm
Trong đông y, rau răm có vị nóng, cay, mùi thơm tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị. Ngoài ra, nó còn bài nguyên liệu thuốc dùng để chữa được nhiều bệnh như:
Rau răm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên rau răm cũng có nhiều mặt hại nếu không biết cách sử dụng. Theo đông y nếu ăn quá nhiều rau răm không chỉ không có tác dụng cho sức khỏe mà còn gây ra nhiều tác hại đến không ngờ cho cả cánh mày râu và các chị em.
Với những nghiên cứu gần đây, rau răm này hóa ra lại là "thần dược phòng the" chứ hoàn toàn không gây bất lợi nào cho ham muốn sinh lý.