T.Ư Hội Nông Dân Việt Nam khởi công xây dựng Trường Trung cấp nghề

Dự lễ khởi công có Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn cùng đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị thuộc T.Ư Hội NDVN, đại diện lãnh đạo một số ban ngành T.Ư và Hà Nội.
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường (giữa), Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn (thứ 3 bên phải) tham gia động thổ khởi công xây dựng Trường Trung cấp nghề.
Công trình được xây dựng trên diện tích 2,1ha, bao gồm các hạng mục gồm tòa nhà khu dạy học và hành chính 5 tầng với diện tích sàn 6.600m2; khối nhà ở ký túc xá học viên, nhà ở giáo viên cao 5 tầng với tổng diện tích sàn 3.450m2;
Xưởng thực hành diện tích 1.000m2; một số hạng mục xây dựng khác như sân vườn và các khu phụ trợ.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn nêu rõ, thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN, sau thời gian dài được sự quan tâm, giúp đỡ của TP.Hà Nội, các sở, ban, ngành T.Ư, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, Trường Trung cấp nghề đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện thi công công trình.
“Với vai trò là chủ đầu tư dự án, Trường Trung cấp nghề cần tổ chức triển khai thi công công trình đảm bảo an toàn, chất lượng theo đúng thiết kế được duyệt với tiến độ nhanh nhất để nhà trường nhanh chóng có nơi làm việc ổn định, phục vụ cho việc tuyển sinh, đào tạo...”- Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn yêu cầu.
Ông Nguyễn Văn Đại- Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề (T.Ư Hội NDVN) cho biết, từ khi thành lập đến nay, Trường Trung cấp nghề đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả như: Tổ chức đào tạo nghề;
Chuyển giao khoa học kỹ thuật; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; hỗ trợ nông dân trong sản xuất – kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện thỏa thuận giữ Hội NDVN và Hội ND Đức về dự án hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và giáo viên dạy nghề của Hội NDVN...
Có thể bạn quan tâm

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.

Lâu nay, người nuôi tôm thường gặp khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm cũng rất bấp bênh. Trước tình hình này, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) quy hoạch lại vùng nuôi tôm sạch, liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống, chế phẩm vi sinh, bao tiêu sản phẩm… Từ đó giảm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm trong huyện.

Tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chọn làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để thực hiện thí điểm tiểu dự án 2 “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà” - dự án về lĩnh vực phát triển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.