Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sức Sống Mới Từ Dự Án 600

Sức Sống Mới Từ Dự Án 600
Ngày đăng: 24/10/2014

Sau hơn hai năm, 53 thành viên đầu tiên thuộc dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch (PCT) tại 53 xã thuộc sáu huyện miền núi Quảng Ngãi đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống những người dân vùng cao.

Họ đã rất nỗ lực vượt qua những bỡ ngỡ về ngôn ngữ, tập tục giao tiếp. Qua thời gian, các PCT trẻ đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ. Các bạn đã thể hiện được sức trẻ của mình khi dám nghĩ dám làm

Anh ĐẶNG MINH THẢO (Phó bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi)

Đổi thay kinh tế

Hơn hai năm làm PCT UBND xã Sơn Cao (huyện Sơn Hà), anh Trần Đình Vũ đã làm được nhiều việc mà cấp trên và người dân mong đợi. Nhớ lại thời mới lên nhận nhiệm vụ, Vũ tâm sự: “Hồi đó lên đúng vào mùa giáp hạt, người dân phải mua gạo độn khoai sắn ăn cầm chừng và chờ Nhà nước cứu trợ. Nhìn mà không cầm được nước mắt”.

Vũ bỏ thời gian tìm giống lúa, rồi xuống bản giới thiệu để thay đổi giống lúa mà bà con sử dụng lâu đời. Để bà con tin, anh cùng xuống ruộng trồng thí điểm 2ha. Năng suất mùa đầu đạt 55 tạ/ha (trước chỉ 37 tạ/ha). Thấy bà con tin tưởng, Vũ huy động dân làm mới hệ thống thủy lợi để tưới cho trên 30ha lúa theo mô hình mới.

Tiếp đó, Vũ thay đổi tập quán nuôi bò của bà con, làm chuồng trại, trồng cỏ VA60 thành công ngoài mong đợi. Thừa thắng xông lên, các mô hình khác như trồng mía cao sản, nuôi cá nước ngọt... lần lượt ra đời và đem lại hiệu quả.

“Nhờ có Vũ mà kinh tế xã thay đổi hẳn, giờ không còn chuyện thiếu ăn nữa” - ông Đinh Văn Bát, chủ tịch UBND xã Sơn Cao, nói.

Trong khi đó, PCT UBND xã Trà Xinh (huyện Tây Trà) Lê Minh Vương vốn xuất thân từ cán bộ Đoàn, ngoài việc quan tâm kinh tế, còn trăn trở việc làm cho thanh niên. Vương đã đưa gần 100 thanh niên đi học nghề và xuất khẩu lao động.

“Thanh niên là nòng cốt, sử dụng được sức trẻ thì mới tính đến thoát nghèo bền vững được” - Vương nói.

PCT UBND xã Sơn Nham (huyện Sơn Hà) Lê Thị Thanh Điểm thì cùng bà con tận dụng nguồn nước sông Trà Khúc, áp dụng mô hình nuôi cá lồng bè.

“Bà con đã nuôi rồi nhưng hiệu quả không cao. Mình phải nhờ chuyên gia về hướng dẫn bà con nuôi đúng kỹ thuật, hiệu quả cao hơn trước nhiều” - Điểm cho biết.

Đưa công nghệ lên núi

Đi qua nhiều xã vùng cao, công nghệ thông tin giờ “phủ sóng”. Các cán bộ trẻ đã thay đổi phương thức làm việc cán bộ xã nơi mình nhận nhiệm vụ. Chuyện làm việc trên máy tính, chuyển thư bằng email, họp qua mạng nhiều nơi đã sử dụng quen.

Anh Nguyễn Anh Khoa, PCT UBND xã Ba Điền (huyện Ba Tơ), kể hồi đó cả xã chỉ một vài người biết sử dụng máy tính. Mỗi lần nhận chỉ đạo của huyện hay gửi báo cáo phải chạy một quãng đường dài hàng chục cây số. Khoa tham mưu xây dựng dự án tin học hóa công tác quản lý, mở lớp dạy sử dụng máy tính, đọc thông tin, chuyển thư qua Internet.

“Lúc hướng dẫn nhiều cô chú lớn tuổi cũng nản bởi còn xa lạ, giờ ai cũng biết làm việc trên máy tính” - anh Khoa nói.

Không chỉ quan tâm đến kinh tế, các hoạt động về tinh thần cho bà con đồng bào, nhất là thanh niên cũng nhận được sự quan tâm. Chị Đinh Thị Biên, PCT UBND xã Sơn Thủy (huyện Sơn Hà), vốn là người đồng bào nên chị hiểu rõ thanh niên ngoài giờ làm việc chỉ có nhậu nhẹt.

“Mình đề nghị xã dành một khoảng đất rộng làm sân thể thao. Nhờ đó mà khi vận động làm việc gì thanh niên cũng đến đông đủ” - chị Biên cho biết.

Đánh giá về các trí thức trẻ lên ở vùng cao, anh Đặng Minh Thảo, phó bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, cho biết: “Họ đã rất nỗ lực vượt qua những bỡ ngỡ về ngôn ngữ, tập tục giao tiếp. Qua thời gian, các PCT trẻ đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ. Các bạn đã thể hiện được sức trẻ của mình khi dám nghĩ dám làm”.

Ông Nguyễn Ngọc Linh, phó giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi, chia sẻ các cán bộ xã trong đề án đã thể hiện được bản lĩnh của mình ở cương vị mới, họ là nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của các xã.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo Tôm Càng Xanh Toàn Đực Hội Thảo Tôm Càng Xanh Toàn Đực

Tại đây, nhiều nông dân được Trung tâm Giống thủy sản An Giang giới thiệu về quy trình sản xuất tôm giống càng xanh toàn đực, các mô hình nuôi hiệu quả tại An Giang và Đồng Tháp. Theo các chuyên gia và kỹ sư của tỉnh An Giang, môi trường nuôi tại Cà Mau rất thuận lợi, đặc biệt là độ mặn từ 5 - 10‰ sẽ cho tôm phát triển nhanh và mang lại hiệu quả cao.

29/04/2014
Sản Xuất Cá Tra Phát Triển Khá Tốt Người Nuôi Có Lãi Sản Xuất Cá Tra Phát Triển Khá Tốt Người Nuôi Có Lãi

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, Vĩnh Long, thời gian này cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống. Giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đồng/kg, người nuôi có lãi.

29/04/2014
Cà Mau Hội Thảo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Luân Canh Lúa - Tôm Cà Mau Hội Thảo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Luân Canh Lúa - Tôm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình tổ chức buổi hội thảo đánh giá kết quả mô hình cánh đồng mẫu lớn luân canh lúa - tôm tại hộ ông Trần Thanh Bình, ở ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch.

29/04/2014
Nhật “Dọa” Bỏ Việt Nam Quay Sang Nhập Tôm Ấn Độ Nhật “Dọa” Bỏ Việt Nam Quay Sang Nhập Tôm Ấn Độ

Có khá nhiều lô hàng tôm bán qua Nhật vi phạm bị trả về trong tháng 3 và 4-2014 khiến nhiều nhà nhập khẩu Nhật có xu hướng quay sang nhập khẩu tôm từ Indonesia và Ấn Độ.

29/04/2014
7 Năm Mực Khô Vẫn Chưa Vào Lại Được Thị Trường Nhật Bản 7 Năm Mực Khô Vẫn Chưa Vào Lại Được Thị Trường Nhật Bản

Bà Tô Tuệ Lang - Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Bình Thuận vừa cho biết: Hiện 100% sản phẩm mực khô của địa phương vẫn chưa vào lại được thị trường Nhật Bản.

29/04/2014