Sức Hút Của... Dong Riềng
Mấy năm nay, cây dong riềng đã trở thành một loại hàng hóa nông sản mới và có sức hút với nông dân tỉnh Điện Biên.
Không chỉ ở các huyện sản xuất dong riềng truyền thống như Điện Biên, TP.Điện Biên Phủ, mà giờ đây cây trồng này còn phát triển mạnh ở những huyện khác như Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ… với diện tích hàng ngàn ha.
Ông Lò Văn Pâng - chủ cơ sở sản xuất dong riềng ở xã Nà Tấu, huyện Điện Biên cho biết: Khoảng 3-4 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng cây dong riềng ở xã Nà Tấu này tăng gấp 10 lần so với những năm trước. Bán củ dong riềng tươi giúp nông dân cho thu nhập cao hơn 2 lần so với trồng ngô, sắn nên bà con rất ham.
Mặc dù năm 2013, giá sản phẩm này có xuống thấp nhất so với mấy năm trước thì thu nhập vẫn ở mức khá hơn cây ngô. Hàng chục cơ sở thu mua, chế biến củ dong cũng đã ra đời, tạo nhiều việc làm cho bà con dân tộc thiểu số. Còn theo ông Lò Văn Chồm - Chủ tịch UBND xã Nà Tấu, cây dong riềng đã thành cây mũi nhọn của nông dân Nà Tấu với diện tích hiện có trên 500ha.
Mấy năm trước được giá, bà con thu tới trên 30 tỷ đồng từ bán củ dong tươi nên ai nấy đều phấn khởi. Hy vọng năm 2014, giá cả củ dong và bột dong sẽ đạt khá, giúp bà con xóa nghèo, làm giàu.
Đang khiêng bao củ dong từ xe máy vào bàn cân, vợ chồng anh Vàng A Long-Giàng Thị Cở (bản Hua Dốm, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên) vui vẻ cho hay: “Hơn 100 hộ trong bản nhà nào cũng trồng dong riềng. Thu hoạch xong là bán ngay, không lo bảo quản và chi phí phơi, sấy như trồng ngô, sắn.
Năm nay giá chỉ được bằng 1/3 so với năm trước nhưng vẫn hơn trồng sắn, trồng ngô nên không ai bỏ trồng củ dong cả”. Tuy nhiên, theo ông Lò Văn Pâng thì việc trồng và chế biến dong riềng ở Điện Biên hiện nay cũng có những yếu tố phải tính lại.
Đó là việc tăng cường tìm đầu ra cho sản phẩm bột dong; các cơ sở chế biến phải tính tới yếu tố bảo vệ môi trường, nguồn nước và tìm cách mở thêm những cơ sở chế biến sản phẩm của bột dong như làm miến, làm thức ăn gia súc, phân bón từ phụ phẩm bột dong…
“Có như vậy, cây dong riềng mới tiếp tục đứng vững và phát triển trên đất Điện Biên”-ông Pâng nói.
Có thể bạn quan tâm
Là nông dân đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thâm canh của huyện Vĩnh Lợi, ông Đặng Thanh Phong, ngụ ấp Giồng Bướm B, xã Châu Thới chia sẻ: “Xuất pháp từ suy nghĩ cần phải thực hiện mô hình thủy sản nước ngọt nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình, vừa để bà con trong xóm, ấp tham quan học hỏi để cùng thực hiện”.
Đến trại chim bồ câu Mạnh Trung (Tân Hiệp, Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng), ấn tượng đầu tiên là hàng trăm cặp chim bồ câu lông trắng, chân hồng được nuôi nhốt trong lồng xếp thành một dãy dài. Nhẹ nhàng bắt một con bồ câu ra, anh Phùng Mạnh Trung - chủ trại chim cho biết hiện trại có hơn 500 cặp bồ câu, tất cả đều là giống của Pháp. Ít ai nghĩ trại chim có giá trị hơn nửa tỉ đồng này là của một thanh niên mới ngoài đôi mươi.
UBND huyện Chương Mỹ cùng Chi cục Thủy sản Hà Nội vừa phối hợp tổ chức mít tinh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và trực tiếp thả hơn 150kg cá giống (trên 6.000 con cá chép, cá chày mắt đỏ và cá trôi) xuống sông Bùi (địa phận xã Thủy Xuân Tiên).
Xã Phước Hòa (Tuy Phước) có nhiều diện tích mặt nước nằm ven đầm Thị Nại, là 1 trong những vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Bình Định. Trong suốt 10 năm qua, không năm nào người nuôi tôm ở đây không bị thất bại. Nợ nần chồng chất khiến các chủ hồ tôm trở thành những “chúa chổm” vùng đầm.
Là người có diện tích trồng mướp lớn nhất xóm 2, thôn Phú Hưng, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, Bình Định, mỗi tháng anh Nguyễn Triều Hải có thu nhập cả chục triệu đồng.