Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sức Hút Của... Dong Riềng

Sức Hút Của... Dong Riềng
Publish date: Tuesday. March 4th, 2014

Mấy năm nay, cây dong riềng đã trở thành một loại hàng hóa nông sản mới và có sức hút với nông dân tỉnh Điện Biên.

Không chỉ ở các huyện sản xuất dong riềng truyền thống như Điện Biên, TP.Điện Biên Phủ, mà giờ đây cây trồng này còn phát triển mạnh ở những huyện khác như Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ… với diện tích hàng ngàn ha.

Ông Lò Văn Pâng - chủ cơ sở sản xuất dong riềng ở xã Nà Tấu, huyện Điện Biên cho biết: Khoảng 3-4 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng cây dong riềng ở xã Nà Tấu này tăng gấp 10 lần so với những năm trước. Bán củ dong riềng tươi giúp nông dân cho thu nhập cao hơn 2 lần so với trồng ngô, sắn nên bà con rất ham.

Mặc dù năm 2013, giá sản phẩm này có xuống thấp nhất so với mấy năm trước thì thu nhập vẫn ở mức khá hơn cây ngô. Hàng chục cơ sở thu mua, chế biến củ dong cũng đã ra đời, tạo nhiều việc làm cho bà con dân tộc thiểu số. Còn theo ông Lò Văn Chồm - Chủ tịch UBND xã Nà Tấu, cây dong riềng đã thành cây mũi nhọn của nông dân Nà Tấu với diện tích hiện có trên 500ha.

Mấy năm trước được giá, bà con thu tới trên 30 tỷ đồng từ bán củ dong tươi nên ai nấy đều phấn khởi. Hy vọng năm 2014, giá cả củ dong và bột dong sẽ đạt khá, giúp bà con xóa nghèo, làm giàu.

Đang khiêng bao củ dong từ xe máy vào bàn cân, vợ chồng anh Vàng A Long-Giàng Thị Cở (bản Hua Dốm, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên) vui vẻ cho hay: “Hơn 100 hộ trong bản nhà nào cũng trồng dong riềng. Thu hoạch xong là bán ngay, không lo bảo quản và chi phí phơi, sấy như trồng ngô, sắn.

Năm nay giá chỉ được bằng 1/3 so với năm trước nhưng vẫn hơn trồng sắn, trồng ngô nên không ai bỏ trồng củ dong cả”. Tuy nhiên, theo ông Lò Văn Pâng thì việc trồng và chế biến dong riềng ở Điện Biên hiện nay cũng có những yếu tố phải tính lại.

Đó là việc tăng cường tìm đầu ra cho sản phẩm bột dong; các cơ sở chế biến phải tính tới yếu tố bảo vệ môi trường, nguồn nước và tìm cách mở thêm những cơ sở chế biến sản phẩm của bột dong như làm miến, làm thức ăn gia súc, phân bón từ phụ phẩm bột dong…

“Có như vậy, cây dong riềng mới tiếp tục đứng vững và phát triển trên đất Điện Biên”-ông Pâng nói.


Related news

Trồng Dừa Xiêm Trên Đất Mặn Trồng Dừa Xiêm Trên Đất Mặn

Tại các xã Phú Hội, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) đã phát triển được hơn 20 hécta dừa xiêm lùn. Loại cây này mang lại sức sống mới cho vùng đất nhiễm mặn ven kênh rạch, vốn không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Monday. November 25th, 2013
Tỷ Phú Cá Lồng Tỷ Phú Cá Lồng

Ông sinh ra và lớn lên tại vùng biển nghèo khó, thừa cát trắng, thiếu cơm ăn. Nhưng giờ đây, sau bao năm vật lộn với miền gió bụi, cát bay, ông đã trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá lồng.

Tuesday. November 26th, 2013
Không Nuôi Tôm Thẻ Khi Chưa Có Điện Sản Xuất Không Nuôi Tôm Thẻ Khi Chưa Có Điện Sản Xuất

Trước thực trạng khai thác điện sinh hoạt để nuôi tôm thẻ chân trắng, gây hư hỏng nhiều công trình điện hạ thế và các thiết bị điện sinh hoạt của hộ dân, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có cuộc họp với lãnh đạo Sở NN&PTNT, Điện Lực Sóc Trăng, lãnh đạo các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung và Tx Vĩnh Châu thống nhất quan điểm chỉ đạo: “Nơi nào không có lưới điện 3 pha thì không nên nuôi tôm thẻ chân trắng”.

Tuesday. November 26th, 2013
7 Giải Pháp Phát Triển Ngành Thủy Sản 7 Giải Pháp Phát Triển Ngành Thủy Sản

Theo quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11, mục tiêu cụ thể của đề án là duy trì tốc độ tăng trưởng cao của ngành thủy sản, đồng thời nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.

Tuesday. November 26th, 2013
1.776 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra 1.776 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra

Theo báo cáo của Sở NNPTNT Đồng Tháp, tính đến ngày 31/10/2013 diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh đạt 7.325,97 ha, trong đó cá tra: 1.776,71 ha; tôm càng xanh: 1.133 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 358.965,77 tấn, trong đó cá tra: 310.516 tấn; tôm càng xanh: 529,11 tấn.

Tuesday. November 26th, 2013