Cần Thơ Nuôi Gà Đông Tảo Thắng To
Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, là người đầu tiên ở miền Tây thực hiện mô hình nuôi gà Đông Tảo (gà tiến vua) trở thành triệu phú.
Là một người con của vùng đất Hưng Yên, đến miền Tây lập nghiệp từ năm 2000, trước lúc phát triển rộng rãi mô hình nuôi gà Đông Tảo ở vùng đất Nam Bộ, anh Toản có một khoảng thời gian chật vật với cuộc sống nơi vùng đất mới bằng công việc lái xe chở hàng, nhưng thu nhập từ việc này quá bấp bênh trong lúc loay hoay chuyển đổi ngành nghề khác nhằm tìm được một công việc đem lại nguồn thu nhập ổn định và cũng thỏa mãn niềm đam mê từ lâu của mình nên anh chọn nuôi gà Đông Tảo.
Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua, loại gà được xem là quý hiếm, đặc trưng của quê anh, “nói chung một phần là đam mê và thứ hai là thời điểm đó gà Đông Tảo trong miền Nam mình ít người nuôi lắm, chưa có ai biết nên tôi lấy giống gà này về nuôi thử” anh nói.
Trong quá trình nuôi thử nghiệm, anh nhận thấy loại gà này thích ứng rất tốt với khí hậu tại vùng đất Nam Bộ. Trọng lượng tối đa gà này đạt được khi nuôi ở miền Nam thường cao hơn so với miền Bắc, từ khởi đầu nuôi với số lượng ít, dần dà anh chủ động nuôi với số lượng nhiều hơn.
Sau khi nuôi thử nghiệm, vào năm 2012, anh đã thành lập Trang trại Văn Toản, gần 1.000 m2 để mở rộng chăn nuôi chuyên cung cấp con giống và gà thương phẩm, gà kiểng.
Hiện tại anh thành công với mô hình nuôi gà Đông Tảo, với số lượng gà thịt và gà sinh sản từ 200 – 300 con, và hàng ngàn con giống được xuất bán ở một số tỉnh lân cận như: Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long, và TP.HCM.
Theo anh Toản trước đây ĐBSCL cũng đã có người nuôi, nhưng không có đầu ra, do nhiều người thấy cặp chân của giống gà này to, thô, xấu xí, đáng sợ và là giống gà lạ nhiều người không biết đến nên không dám mua, đa số chỉ có dân đại gia mua làm quà biếu.
Chủ yếu do tiếng của con gà thôi, gà này trước kia dùng để cho vua quan ăn, bán tiếng lấy tiền, giờ trở thành món ăn ưa chuộng của những thực khách có điều kiện. Hiện giờ thì tôi đang rao bán cho một số nhà hàng ở Cần Thơ và TP.HCM theo đơn đặt hàng từ 15-30 con/tháng.
Theo anh Toản nuôi gà trong diện tích rộng rãi thì tốt hơn, do gà Đông Tảo là loài quen chạy nhảy, không quen nuôi nhốt, nên chuồng trại càng rộng rãi thì càng tốt, gà mau lớn và thịt sẽ đảm bảo chất lượng hơn, ngoài ra phòng dịch cũng cần phải rất nghiệm ngặt.
Theo kinh nghiệm anh rút ra được, qui trình nuôi gà Đông Tảo tương đối dễ, thường mới nở ra thì tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ, thức ăn đối với gà nhỏ từ 2 tháng tuổi trở xuống phải dùng thức ăn dạng viên, các loại bắp và lúa là thức ăn chủ lực của gà trưởng thành.
Còn đối với thức ăn thông thường như cho gà nuôi lấy thịt, bắp lúa, rau củ quả… hạn chế thức ăn công nghiệp. Vì gà thịt đòi hỏi chất dinh dưỡng cao để thịt no chắc, da dày, thịt thơm ngon, gà thông thường.
Thường thì gà sinh trưởng phát triển tốt, sức đề kháng cao, ít bệnh, nuôi gà Đông Tảo không khó, cách chăm sóc như gà địa phương, giống gà này thường đẻ trứng ít hơn gà thường, nếu chăm sóc tốt một năm cặp gà có thể đẻ 3 lứa, mỗi lứa đẻ được khoảng 9 trứng, tỉ lệ ấp thành công 99%.
Anh cho biết do nguồn giống tự cung cấp nên nếu không sử dụng máy ấp, thì anh sẽ sử dụng gà ta để ấp trứng, do bộ chân to vụng về, trọng lượng nặng khiến gà Đông Tảo ấp trứng làm hao hụt cao. Chính vì vậy khi ra Đông Tảo đẻ ra dùng gà ta (gà địa phương) để ấp.
Gà được nuôi khoảng 6-7 tháng, rơi vào độ 4,5-5kg có thể bán thịt, giá 350.000 đồng/kg đối với gà trống và 300.000 đồng/kg đối với gà mái, con giống 1 ngày tuổi 120.000 đồng/con.
Đối với những cặp gà trống mái đẹp, được xem là hàng “khủng” anh không bán theo kg, mà bán theo cặp, một cặp như vậy được anh bán với giá trên 8 triệu đồng. Trọng lượng giống gà này đạt trung bình từ 4-5kg/con nếu chăm sóc tốt gà đạt 6kg.
Theo anh Toản chi phí bỏ ra để nuôi gà Đông Tảo không nhiều, chủ yếu chỉ tốn tiền con giống ban đầu, cho dù tự cung ứng được nguồn giống cũng phải tốn tiền thức ăn, chuồng trại, thuốc thú y, vì vậy trừ tất cả chi phí lợi nhuận một tháng từ 30 – 40 triệu đồng.
Đồng thời anh Toản chỉ cách nhận biết những con gà Đông Tảo thuần chủng và là hàng “khủng”, với đặc điểm nổi bật như sau: đôi chân sùi vững chãi, rất to, xù xì, bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, da đỏ hồng, to con, dáng hình bệ vệ, đầu oai vệ nặng đến gần 6kg gà trống, gà mái từ 3,5-5kg.
Giống gà này có 2 loại, thuần chủng và gà lai, theo anh Toản gà lai có cân nặng chỉ bằng một nửa loại thuần. Dựa vào cách xếp vảy, hình dáng của chân để phân biệt đâu là gà thuần chủng. Còn gà chân to đẹp, có màu đỏ, vảy thịt, mềm là giống thuần, còn ngược lại chân nhỏ toàn vải sừng là hàng lai, chênh lệch giá bán khoảng 1 triệu đồng/con.
Ngoài ra anh Toản còn đang gầy giống loại gà chín cựa ghép từ Bắc Ninh, hiện tại anh là một trong những người đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình nuôi gà Đông Tảo ở ĐBSCL, là nơi cung cấp nguồn giống chất lượng cho một số tỉnh thành lân cận, anh Toản đã và đang là một số ít người ở Nam Bộ thành công với giống gà đặc biệt quý hiếm này.
Có thể bạn quan tâm
Tại cuộc họp tổ điều hành thị trường trong nước mới đây, đại diện Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) và Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1,37% là mức tăng thấp nhất 10 năm qua, từ đó tạo tiền đề để kiềm chế lạm phát của tháng 3.
Để hạn chế khai thác thủy sản bất hợp pháp và nâng cao khả năng tuân thủ hạn ngạch khai thác cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương, Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học (CBD) đã yêu cầu Mỹ phải tìm cách bảo vệ cá ngừ theo hiệp ước quốc tế cấm buôn bán qua biên giới loài thủy sản đang bị nguy cấp này
Trước tình hình dịch bệnh trên tôm đang xuất hiện ở nhiều tỉnh ĐBSCL trong vụ tôm 2012, một cuộc họp về dịch bệnh tôm đã được tổ chức ở Bến Tre vào chiều ngày 29/2.
Tại xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội có hàng ngàn con vịt chết do cúm gia cầm H5N1. Cơ quan chức năng vào cuộc và tiến hành tiêu huỷ gần 3.000 con. Đây là ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên tại Hà Nội.
Nhằm nâng cao giá trị cây vải, mang lại hiệu quả cho người dân, hướng tới xuất khẩu, UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt đề án “Xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải thiều Thanh Hà, đảm bảo ATVSTP theo quy trình VietGAP”.