Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Thuốc Trừ Sâu Vô Tội Vạ Làm Bùng Phát Dịch

Sử Dụng Thuốc Trừ Sâu Vô Tội Vạ Làm Bùng Phát Dịch
Ngày đăng: 19/12/2011

Tại Hội nghị quốc tế Mối đe dọa về lạm dụng thuốc trừ sâu trong hệ sinh thái lúa - Tìm kiếm giải pháp khắc phục do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (16/12), các chuyên gia của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cho biết việc sử dụng thuốc trừ sâu sai mục đích hoặc phun thuốc bừa bãi đã vô tình tiêu diệt nhiều loài thiên địch bắt mồi, làm gia tăng dịch bệnh.

Các chuyên gia của IRRI cũng cho biết, việc canh tác 3 vụ lúa một năm hoặc sử dụng cùng giống lúa trên một diện tích lớn trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến bùng phát dịch do dịch hại đã trải qua quá trình thích nghi và tích tụ quần thể. Các loài thiên địch nằm trong hệ kiểm soát và cân bằng tự nhiên, có tác dụng khống chế quần thể rầy ở mức phát sinh thành dịch, tuy nhiên, khi hệ cân bằng này bị phá vỡ, rầy sẽ bùng phát thành dịch.

Trong khi đó, rầy nâu được coi là mối hiểm họa chính đối với các quốc gia sản xuất lúa gạo, với mật độ lớn rầy có thể gây thiệt hại lớn do chúng chích hút thân lúa, gây héo rũ và chết cây. Chúng cũng là môi giới truyền 3 loại bệnh virus làm cho cây lúa còi cọc và lép hạt. Chính vì vậy, cần phải có chiến lược quản lý dịch hại hiện nay nhằm đảm bảo ứng phó được với dịch hại bùng phát, ngăn chặn và quản lý hiệu quả dịch hại về lâu dài.

Theo đó, IRRI khuyến cáo Việt Nam cần cấm sử dụng một số loại thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa nhằm ngăn chặn dịch hại côn trùng bùng phát và tàn phá lúa gạo. Sản xuất lúa gạo cần hạn chế mức tối đa việc phun thuốc trừ sâu vào đầu vụ (giai đoạn 40 ngày đầu tiên sau khi gieo sạ) nhằm tăng cường đa dạng sinh học, các dịch vụ hệ sinh thái và khả năng phục hồi...


IRRI cũng đưa ra bản kế hoạch hành động nhằm hạn chế thiệt hại do rầy trên lúa gây ra ở châu Á như đưa vào các yếu tố sinh cảnh như trồng hoa nhằm nuôi dưỡng và phát triển quần thể các loài thiên địch ký sinh và bắt mồi trong ruộng lúa; đẩy mạnh việc gieo trồng đồng loạt và đảm bảo thời gian cách ly đồng ruộng tối thiểu trong một tháng giữa các vụ lúa kế tiếp; thực hiện đa dạng hóa cây trồng cả về thời gian và không gian. Tại Hội nghị quốc tế Mối đe dọa về lạm dụng thuốc trừ sâu trong hệ sinh thái lúa - Tìm kiếm giải pháp khắc phục do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (16/12), các chuyên gia của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cho biết việc sử dụng thuốc trừ sâu sai mục đích hoặc phun thuốc bừa bãi đã vô tình tiêu diệt nhiều loài thiên địch bắt mồi, làm gia tăng dịch bệnh.

Các chuyên gia của IRRI cũng cho biết, việc canh tác 3 vụ lúa một năm hoặc sử dụng cùng giống lúa trên một diện tích lớn trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến bùng phát dịch do dịch hại đã trải qua quá trình thích nghi và tích tụ quần thể. Các loài thiên địch nằm trong hệ kiểm soát và cân bằng tự nhiên, có tác dụng khống chế quần thể rầy ở mức phát sinh thành dịch, tuy nhiên, khi hệ cân bằng này bị phá vỡ, rầy sẽ bùng phát thành dịch.

Trong khi đó, rầy nâu được coi là mối hiểm họa chính đối với các quốc gia sản xuất lúa gạo, với mật độ lớn rầy có thể gây thiệt hại lớn do chúng chích hút thân lúa, gây héo rũ và chết cây. Chúng cũng là môi giới truyền 3 loại bệnh virus làm cho cây lúa còi cọc và lép hạt. Chính vì vậy, cần phải có chiến lược quản lý dịch hại hiện nay nhằm đảm bảo ứng phó được với dịch hại bùng phát, ngăn chặn và quản lý hiệu quả dịch hại về lâu dài.

Theo đó, IRRI khuyến cáo Việt Nam cần cấm sử dụng một số loại thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa nhằm ngăn chặn dịch hại côn trùng bùng phát và tàn phá lúa gạo. Sản xuất lúa gạo cần hạn chế mức tối đa việc phun thuốc trừ sâu vào đầu vụ (giai đoạn 40 ngày đầu tiên sau khi gieo sạ) nhằm tăng cường đa dạng sinh học, các dịch vụ hệ sinh thái và khả năng phục hồi...


IRRI cũng đưa ra bản kế hoạch hành động nhằm hạn chế thiệt hại do rầy trên lúa gây ra ở châu Á như đưa vào các yếu tố sinh cảnh như trồng hoa nhằm nuôi dưỡng và phát triển quần thể các loài thiên địch ký sinh và bắt mồi trong ruộng lúa; đẩy mạnh việc gieo trồng đồng loạt và đảm bảo thời gian cách ly đồng ruộng tối thiểu trong một tháng giữa các vụ lúa kế tiếp; thực hiện đa dạng hóa cây trồng cả về thời gian và không gian.


Có thể bạn quan tâm

Muốn Ăn Rau Sắng Chùa Hương... Muốn Ăn Rau Sắng Chùa Hương...

Rau sắng là loài rau khá đặc biệt, từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch đầu tiên phải mất từ ba đến năm năm và sau mười năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Những cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.

24/07/2014
Trái Cây Chợ Lách Trúng Giá Trái Cây Chợ Lách Trúng Giá

Vài tuần trở lại đây, các loại trái cây trên địa bàn huyện Chợ Lách (Bến Tre) được giá, riêng chôm chôm thì giá cao gấp 3, 4 lần so với thời điểm này năm trước.

01/04/2014
Mô Hình Cánh Đồng Năng Suất Chất Lượng Cao: Hiệu Quả, Nhưng Vẫn Băn Khoăn Mô Hình Cánh Đồng Năng Suất Chất Lượng Cao: Hiệu Quả, Nhưng Vẫn Băn Khoăn

Mô hình cánh đồng năng suất - chất lượng cao đã được nhiều nơi tại Đồng Nai nhân rộng nhờ những lợi thế, như: tiết kiệm chi phí sản xuất; kiểm soát, quản lý tốt dịch bệnh; tăng năng suất, chất lượng…

24/07/2014
Giao Rừng Trồng Thảo Quả Bài Học Ở Xã Nấm Dẩn Giao Rừng Trồng Thảo Quả Bài Học Ở Xã Nấm Dẩn

Dừng chân bất kỳ chỗ nào trên Tỉnh lộ 178 chạy qua lưng Đèo Gió, ai cũng có chung cảm nhận: Mát mẻ, thiên nhiên hùng vĩ. Chỉ cần bước chân vào rừng vài trăm mét sẽ thấy bạt ngàn rừng, bạt ngàn thảo quả xanh tốt, quả non đắp đầy gốc cây trải rộng trong đại ngàn rừng xanh.

24/07/2014
Hồi Sinh Bưởi Năm Roi Hồi Sinh Bưởi Năm Roi

Sau một thời gian dài bị “thất sủng”, đặc sản bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) vừa được tái công nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP.

01/04/2014